Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Đẩy nhanh tiến độ rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng

Thứ tư, 16/11/2022 07:11

TMO - UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các địa phương phải hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng này gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/12; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh việc rà soát, hoàn chỉnh trình UBND tỉnh trước ngày 20/12/2022.

Thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng sẽ rà soát, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng với tổng diện tích gần 59.000 ha. UBND tỉnh chỉ đạo tuyệt đối không được hợp thức hóa các sai phạm, vi phạm trong quá trình thực hiện việc rà soát, điều chỉnh. Đồng thời, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, UBND tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình thực hiện rà soát, đề xuất điều chỉnh, trình phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh.

Ba loại rừng đưa ra khỏi quy hoạch gồm: Những diện tích hiện trạng đang có rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng vốn ngân sách Nhà nước; diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ (dưới 1ha) nằm xen kẽ trong rừng; diện tích có độ dốc lớn; diện tích đất, rừng vi phạm đang được giải tỏa hoặc đang trong quá trình xử lý vi phạm; diện tích sản xuất nông nghiệp trong rừng đặc dụng; diện tích phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp sau ngày 1/1/2019 (thời điểm Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành); diện tích lấn, chiếm đất trên các dự án đầu tư thuê đất, thuê rừng, giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra còn có diện tích đất đã canh tác thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo quy định do yếu tố lịch sử trước đây mà chưa được giải quyết; diện tích đã được cấp GCNQSDĐ hợp pháp; diện tích đất, rừng thuộc dự án: cao tốc Tân Phú- Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương; phục vụ tái định cư, tái định canh; phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các công trình khác. Ngoài ra, diện tích đất đã được giao, giao khoán ổn định cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo các Nghị định của Chính phủ thì đưa vào diện tích đất công, không được hợp thức hóa đất của công thành đất của tư.

Trong đợt điều chỉnh lần này, Lâm Đồng sẽ rà soát, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng với tổng diện tích gần 59.000 ha. Ảnh: Gia Bình 

Theo văn bản số 3654 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc quy hoạch chỉ tiêu sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 thì toàn tỉnh có hơn 58.916 ha được rà soát, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng. Trong đó, địa phương có diện tích đưa ra khỏi quy hoạch lâm nghiệp lớn nhất là huyện Đam Rông với 10.615ha, tiếp đó là huyện Lâm Hà với 10.101ha, huyện Đức Trọng là 9.622ha, huyện Di Linh là 8.129ha... Trong đợt rà soát, điều chỉnh lần này, TP Đà Lạt cũng được đưa ra 5.222ha trong tổng số 24.677ha hiện trạng rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp hiện nay. 

Địa phương có diện tích đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng ít nhất là huyện Đạ Tẻh với diện tích 89,5ha. Riêng huyện Cát Tiên, do diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp hiện nay (27.254ha) đang ít hơn so với chỉ tiêu quy hoạch đất lâm nghiệp theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 3654/UBND-ĐC của UBND tỉnh Lâm Đồng (27.255ha) nên địa phương này phải đưa vào quy hoạch lâm nghiệp theo chỉ tiêu là 0,6ha.

Các địa phương phải hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng này gửi Sở NN&PTNT và Sở TN&MT trước ngày 10/12; Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh việc rà soát, hoàn chỉnh trình UBND tỉnh trước ngày 20.12.2022. Giám đốc Sở NN&PTNT, Giám đốc Sở TN&MT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố  và cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc rà soát, đưa ra, đưa vào diện tích quy hoạch lâm nghiệp cấp GCNQSDĐ, quản lý, sử dụng quỹ đất công nêu trên phải thực hiện đảm bảo theo đúng quy định.

Các nhiệm vụ trên phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tế; tuyệt đối không được hợp thức hoá các sai phạm, vi phạm trong quá trình thực hiện việc rà soát, điều chỉnh này. Đồng thời, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh. Sau khi kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh được phê duyệt; giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị liên quan thanh tra việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

Đức Minh 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline