Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước, xử lý nước thải

Thứ năm, 01/09/2022 05:09

TMO - Theo đánh giá của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, thời gian qua các dự án đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu đô thị hóa nhanh của thành phố. Do vậy các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư thoát nước và xử lý nước thải đúng kế hoạch.

Tiếp tục kế hoạch giám sát chuyên đề “thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải (XLNT) trên địa bàn TP Hà Nội”, vừa qua, Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đã làm việc tại Sở Xây dựng Hà Nội.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công cho biết, Sở Xây dựng đã chủ trì nghiên cứu, phối hợp các sở ngành tham mưu UBND thành phố ban hành quy định quản lý về thoát nước, xử lý nước thải và các quy trình, định mức, đơn giá thực hiện công tác duy tu, duy trì công trình thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn thành phố. Sở cũng đã triển khai kế hoạch thoát nước mùa mưa hằng năm; kiểm tra việc thực hiện duy tu duy trì hệ thống thoát nước…

Công tác xử lý nước thải phải đặc biệt được chú trọng trước sự gia tăng nguồn nước thải tại TP trong thời gian qua 

Kết quả thực hiện thoát nước đô thị và giảm thiểu các điểm úng ngập cục bộ, thành phố đến hết năm 2021 đã giải quyết 5/16 điểm úng ngập trên các tuyến phố chính, 11 điểm còn lại đã có giải pháp thực hiện dần theo những dự án đã và đang xin chủ trương thực hiện; các điểm nhỏ lẻ khác, thời gian rút nước nhanh cũng bố trí ứng trực, giảm thời gian và chiều sâu úng ngập.

Về tỉ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn khu vực đô thị, hiện TP đạt 28,8% (tổng công suất 267.300m3/ngđ), đến 2024 khi dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngđ hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ nâng tổng công suất xử lý nước thải đô thị lên 537.000m3/ngđ, đạt khoảng 50%.

Đối với vấn đề xử lý nước thải, Thành phố đã có 5 dự án đã đầu tư: Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì; nhà máy xử lý nước thải Kim Liên và Trúc Bạch; nhà máy xử lý nước thải Bảy Mẫu; nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây.

Các dự án xử lý nước thải đang triển khai gồm: Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngđ nguồn vốn ODA Nhật Bản. Dự án bao gồm 4 gói thầu chính: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ; xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính; xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ; xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới, phục vụ cho lưu vực S2.

Cụm công trình đầu mối Yên Sở giữ vai trò quan trọng trong xử lý nước thải và thoát nước. Ảnh: Dạ Khánh 

Về thoát nước, Thành phố đã xây dựng cụm công trình đầu mối Yên Sở công suất 90m3/s; cải tạo, kè hệ thống sông, hồ điều hòa, kênh mương, cống tại khu vực nội thành thuộc khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, huyện Thanh Trì) giải quyết cơ bản được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ 310mm/2ngày.

Về công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, hiện nay, toàn bộ công tác quản lý, vận hành, duy trì hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố được thực hiện theo hình thức đấu thầu gồm 14 gói thầu giai đoạn 2019 - 2024, trong đó có 9 gói thầu duy trì thoát nước và 5 gói thầu quản lý, vận hành xử lý nước thải.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lãnh đạo Sở Xây dựng cũng thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, các dự án đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu đô thị hóa nhanh của Hà Nội, nhiều dự án thiếu đồng bộ giữa mạng lưới và hệ thống đấu nối gây lãng phí và hiệu quả không cao.

Ngoài ra, các dự án thoát nước và xử lý nước thải cần nguồn kinh phí đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện lâu dài, công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, việc đầu tư xã hội hóa không hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia. Đến nay, các dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đưa vào danh mục đề xuất kêu gọi xã hội hóa đều chưa có nhà đầu tư tham gia. Do vậy, giải pháp chủ yếu là cần tập trung nguồn lực triển khai sớm các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thoát nước và XLNT đô thị, Sở Xây dựng kiến nghị HĐND, UBND thành phố chỉ đạo tập trung nguồn lực, bố trí kinh phí triển khai sớm các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.

Phân cấp cho 5 huyện xây dựng Đề án phát triển thành quận vào năm 2025 chủ động trong đầu tư và quản lý sau đầu tư công trình XLNT phân tán bằng ngân sách địa phương; phân cấp ủy quyền cho UBND quận, huyện quản lý toàn bộ đất đai, an ninh trật tự, các loại hình kinh doanh trên mặt hồ hoặc xây dựng quy chế quản lý hồ trên địa bàn....

Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ các công trình xử lý nước thải, thoát nước trên địa bàn TP. Ảnh: Ngọc Hải 

Trưởng đoàn giám sát đề nghị Sở Xây dựng thời gian tới tích cực tham mưu, chỉ đạo các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành các công trình sửa chữa, cải tạo thoát nước. Chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã giải quyết, thoát gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện thoát nước như: Nghiệm thu, thanh quyết toán; hướng dẫn quy trình thực hiện theo phân cấp.

Sở Xây dựng cần đôn đốc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư các dự án thoát nước, xử lý nước thải theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô đảm bảo kế hoạch, chất lượng và tiến độ; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và đơn vị liên quan sớm hoàn thiện, trình UBND thành phố phê duyệt giá dịch vụ thoát nước

Với các sở, ngành liên quan, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP đề nghị Sở KH&ĐT tham mưu UBND TP tổng hợp, lập kế hoạch chung và giao kế hoạch, bố trí đủ nguồn vốn các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và XLNT bằng nguồn vốn ngân sách phù hợp tiến độ, kế hoạch; nghiên cứu tham mưu cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thoát nước và XLNT đô thị theo các hình thức xã hội hóa…

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp phối hợp chặt chẽ các ngành, quận, huyện đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình thoát nước và XLNT đã tồn tại nhiều năm. Cùng đó, Sở Tài chính cần phối hợp Sở Xây dựng và đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố bố trí ngân sách thực hiện cải tạo, sửa chữa hệ thống công trình thoát nước, thẩm định giá trình UBND thành phố theo quy định; phối hợp Sở KH&ĐT cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công đảm bảo tiến độ.

 

 

Nguyễn Huy 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline