Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/05/2024 00:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 22/05/2024

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị sản phẩm từ gỗ

Chủ nhật, 30/07/2023 07:07

TMO - Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, ngành chế biến gỗ cần tìm hướng phát triển mới, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao vị thế ngành gỗ.

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm ước đạt 6,42 tỷ USD, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,96 tỷ USD, giảm 29%; lâm sản ngoài gỗ đạt 455,7 triệu USD, giảm 26,2%. Theo khảo sát của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, đơn hàng ở các doanh nghiệp trong ngành giảm trung bình 30% trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong tháng 7/2023, các doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu đón những đơn hàng trở lại, phục vụ cho mùa mua sắm nội thất cuối năm của thị trường thế giới.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, gỗ và các sản phẩm từ gỗ luôn được đánh giá là nhóm những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, khiến nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chủ lực của ngành như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…. sụt giảm mạnh. Các đơn hàng chỉ đạt khoảng 35-40% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Bên cạnh đó, các rào cản về phòng vệ thương mại, chính sách bảo hộ ở nhiều thị trường chủ lực có chiều hướng gia tăng. Xu hướng thương mại toàn cầu hiện nay không chỉ cạnh tranh về giá mà đặt ra những yêu cầu về chất lượng và thương hiệu mà theo đó, không ít doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ đã gặp khó khăn từ các rào cản kỹ thuật, các yêu cầu, quy định xuất khẩu tại các thị trường thế mạnh.  

Từ thực tế trên, Bộ Công Thương đã và đang huy động các nguồn lực, phối hợp với các hiệp hội - doanh nghiệp ngành gỗ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các chương trình lớn như: Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia cũng như trong khuôn khổ các dự án hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài. Qua đó giúp các doanh nghiệp trực tiếp kết nối với nhà nhập khẩu của các thị trường xuất khẩu. 

Mặc dù còn đối diện với nhiều thách thức, ngành chế biến gỗ trong đó có nhóm hàng nội thất vẫn còn nhiều dư địa phát triển mạnh thời gian tới. Ảnh: CT. 

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thực tế giảm đơn hàng hiện nay của ngành gỗ chỉ là tạm thời. Ngành nội thất Việt Nam có đủ dư địa để phát triển trong 5 đến 10 năm tới. So với mức phát triển GDP trung bình của toàn cầu, ở mức 3%, tốc độ tăng trưởng kép của ngành nội thất thế giới là 4,5%, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển trung bình 15,4%/năm chứng tỏ vị thế và tiềm năng rất lớn.

Bên cạnh tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng, doanh nghiệp ngành gỗ cũng đang khẳng định tính chủ động trong kinh doanh hội nhập. Khi thị trường suy giảm, doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng. Theo đó, doanh nghiệp ngành gỗ tổ chức lại bộ máy sản xuất, tinh gọn mô hình để tiết giảm chi phí. Mặt khác, nỗ lực tận dụng các hỗ trợ từ các cơ quan xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới. 

Trong những giải pháp ứng phó với tình hình hiện tại, ngành gỗ chứng kiến một đợt dịch chuyển mới, có thể gọi là mở rộng biên độ kinh doanh. Cụ thể là việc các thương hiệu nội thất lớn của Việt Nam đang mở rộng hiện diện ở các thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là thị trường của các nước siêu giàu ở Trung Đông như Arab Saudi, Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) để tiếp cận cơ hội cung ứng cho các siêu dự án bất động sản mới. 

Ngoài những quy định bắt buộc hiện hành, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối diện với những đòi hỏi mới như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) do Ủy ban Châu Âu (EC) đề xuất, có hiệu lực từ tháng 10/2023. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Châu Âu sẽ phải chịu thêm chi phí, nếu không chuyển đổi mô hình sản xuất ít phác thải hơn để có tín chỉ carbon.

Hiện trạng ngành chế biến gỗ Việt Nam có trữ lượng rừng trồng đáng kể. Do vậy, nếu thiết lập lại và tổ chức kết nối tốt, thị trường tín chỉ carbon chính là cơ hội để doanh nghiệp gỗ nội thất Việt Nam gia tăng lợi thế. những thách thức mới về thị trường liên quan đến Tiêu chuẩn về gỗ của Liên minh châu Âu (European Union Timber Regulation - EUTR) hay mục tiêu Net Zero cũng sẽ giúp ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho ngành vươn xa hơn, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ khối ngoại.

Ngành chế biến gỗ Việt Nam có lợi thế lớn về việc chủ động nguồn nguyên liệu rừng trồng hợp pháp, có sản phẩm đa dạng, tạo được uy tín về chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và bền vững. Về mặt chiến lược, doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang hướng đến mục tiêuchiếm hơn 70% doanh số xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam hiện đang do các doanh nghiệp FDI nắm giữ. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu thông qua việc nâng tỷ lệ hàng thiết kế, sản xuất (ODM) lên trên 60%; tạo đột phá về nghiên cứu phát triển và công nghệ. Đồng thời, đẩy mạnh tiếp thị hội chợ đến sản xuất, cung ứng nguyên liệu gỗ và các sản phẩm khác nhằm chiếm lĩnh chuỗi cung ứng.

Về chiến lược liên kết xuất khẩu,  cần hình thành trung tâm logistics – xúc tiến thương mại nội thất Việt Nam ở các thị trường trọng điểm, đầu tiên là ở Mỹ, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể kết hợp tiếp cận với khách hàng ở các nước sở tại với chi phí thấp. Một doanh nghiệp đầu tư sẽ khó hiệu quả vì chi phí và rủi ro quá cao nhưng nếu thiết lập ngôi nhà chung cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại nước ngoài sẽ tháo gỡ phần nào các khó khăn vướng mắc như pháp lý, kho hàng, quản lý hàng hóa, nhân sự...

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline