Hotline: 0941068156

Thứ hai, 03/02/2025 01:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thứ hai, 03/02/2025

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm tại thị trường Mexico

Thứ sáu, 24/03/2023 22:03

TMO - Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su... đã được xuất khẩu vào thị trường Mexico và đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%. 

Mexico với hơn 126 triệu dân nằm trong số 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới với quy mô GDP đạt 1.370 tỷ USD vào năm 2022. Về hội nhập, Mexico có mạng lưới 14 Hiệp định thương mại tự do với 50 quốc gia; trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam là thành viên, 30 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đối ứng. Mexico là một phần của thị trường Bắc Mỹ và là cửa ngõ tiếp cận hơn 500 triệu người tiêu dùng. 

Việt Nam cũng là thị trường rất năng động và được Mexico đánh giá cao tại khu vực châu Á. Các mặt hàng mà hai nước thường xuyên trao đổi thương mại là vi mạch điện tử, điện thoại, linh kiện và phụ tùng máy móc, ô tô, da, bông…Chính vì thế, có thể khẳng định dư địa hợp tác thương mại Việt Nam-Mexico vẫn còn rất lớn, cần được khai thác hiệu quả và cân bằng hơn. Hiện Mexico là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh, đồng thời, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực châu Á. 

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2022 kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng tích cực, đạt 5,421 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,532 tỷ USD. Trong khi đó, TP.HCM cũng liên tục xuất siêu sang Mexico từ năm 2017. Riêng trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa TP.HCM và Mexico đạt trên 364 triệu USD, trong đó TP.HCM  xuất khẩu sang Mexico trên 300 triệu USD (xuất siêu) tăng 6% so với năm 2021. Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Mexico của TP.HCM  cũng duy trì dương trong giai đoạn 2017 - 2019. Riêng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu đạt 64 triệu USD.

Cá tra là một trong những mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu vào thị trường Mexico. 

Với lợi thế đều là thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Mexico đã cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Nhờ đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su, điện thoại và linh kiện, phụ tùng ô tô vào Mexico thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%. Ngược lại, Mexico cũng từng bước đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, nông sản, đồ uống vào Việt Nam.

Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản và nông sản chế biến, Mexico cam kết xóa bỏ thuế cho cá tra và basa từ năm thứ 3 của CPTPP, do vậy mặt hàng này đã được miễn thuế nhập khẩu vào Mexico. Tôm chế biến giảm theo quy trình và về 0% từ năm thứ 12, tôm đông lạnh về 0% từ năm thứ 13 và cá ngừ là năm thứ 16. Mặc dù Mexico rất nhiều biển, sông ngòi nhưng lại ít chợ hải sản, chủ yếu người dân tiêu thụ các sản phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến tại các siêu thị hoặc của hàng tiện dụng, do vậy mặt hàng này là một mặt hàng tiềm năng cho các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam. 

Đối với cà phê, Mexico là đất nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, trung bình một năm một người dân Mexico tiêu thụ 1,7 kg/người; 84% nhà dân tiêu thụ sản phẩm café hòa tan. Đây là mặt hàng mà các doanh nghiệp của Việt Nam cần tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường Mexico. Ngoài xuất khẩu thô, doanh nghiệp Việt có thể liên doanh với đối tác Mexico sản xuất cà phê hòa tan bán tại Mexico và xuất khẩu sang khu vực khác, qua đó giảm phí vận tải. 

Thời gian tới, Việt Nam mong muốn nâng cao hơn nữa giá trị kim ngạch thương mại và đầu tư với Mexico, tập trung vào các lĩnh vực: năng lượng, viễn thông, nông nghiệp kỹ thuật cao và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Để đạt được hiệu quả kinh tế trong giao thương hàng hoá, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng chuỗi dịch vụ logistics tích hợp: khai báo hải quan, vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, kho bãi. Đồng thời, tối ưu vận tải, sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm 50% chi phí vận chuyển nội địa; sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nâng cao năng lực sản xuất. 

 

 

Nguyễn Minh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline