Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 02:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại thị trường Bắc Âu

Chủ nhật, 03/07/2022 06:07

TMO - Bắc Âu gồm các nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới. Nhu cầu hàng hoá cao, cùng với lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là cơ hội cho hàng Việt Nam thâm nhập sâu hơn thị trường này.

Trong đó, thủy sản, gạo, dệt may, da giày… là những mặt hàng Việt Nam được thị trường Bắc Âu ưa chuộng. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 4 năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 1,03 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó số liệu xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng là 689,13 triệu, tăng 19,2% và 342,16 triệu tăng 7,3%. 

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho hay theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia, tại châu Âu, cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường Bắc Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,71 tỷ USD, tăng 44,2% so năm 2021.

Cá tra là một trong những mặt hàng thủy sản được đẩy mạnh và gia tăng giá trị xuất khẩu tại thị trường Bắc Âu 

Tại thị trường EU, sau 2 năm liên tiếp xuất khẩu giảm sút, 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 88,6 triệu USD, tăng 89%; tôm xuất khẩu đạt 303,5 triệu USD, tăng 50,8% so cùng kỳ năm 2021. Riêng với thị trường Bắc Âu, cá tra Việt Nam được đánh giá rất cao và đây là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam so với toàn châu Âu.

Cùng với cá tra, gạo Việt Nam cũng được thị trường Bắc Âu rất ưa chuộng. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển thông tin, do thị trường gạo Bắc Âu khá nhỏ. Ngoài việc cạnh tranh các loại gạo thông thường với Thái Lan và Campuchia, các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu thị trường ngách, đối với những loại gạo có ít cạnh tranh hơn.

Hiện nay, doanh nghiệp khu vực này thường mua gạo Japonica từ các nước trồng gạo trong khu vực EU như Tây Ban Nha, Ý, hoặc nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, gạo Japonica Việt Nam chất lượng không thua kém gạo cùng loại của Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý nhưng giá chỉ từ 1/3-1/2. Do vậy, khi được giới thiệu và nhập khẩu thử, các doanh nghiệp đều hào hứng với loại gạo này của Việt Nam.

“Hiệp định EVFTA công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý với một số loại gạo của Việt Nam. Gạo ST24, ST25 được giải thưởng gạo ngon thế giới. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu đưa các loại gạo này vào thị trường Bắc Âu với thương hiệu Gạo đặc sản Việt Nam” .

Ngoài ra, cà phê cũng là mặt hàng tiềm năng để xuất khẩu vào thị trường này. Người dân Bắc Âu uống cà phê nhiều nhất thế giới .Theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột. Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản.

Hiệp định EVFTA mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu sẽ khó hơn rất nhiều nếu so với các nước trong EU có dân số lớn và nằm ở vị trí trung tâm châu Âu. Doanh nghiệp Việt Nam thường chọn đưa hàng vào thị trường Bắc Âu thông qua các nhà nhập khẩu trung gian lớn tại Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, và Ba Lan.

Do vậy, phát triển thị trường Bắc Âu trong thời gian tới cần phải định hướng lại với cách tiếp cận mới. Trong đó, các doanh nghiệp cần quảng bá để tăng sự hiện diện của hàng Việt Nam tại thị trường. 

Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, hiện nay, các tập đoàn bán lẻ của Bắc Âu hoạt động trên khắp thế giới về tất cả các lĩnh vực như: Thực phẩm, đồ gia dụng, thủ công, mỹ nghệ... Nếu như doanh nghiệp Việt Nam cung cấp được hàng cho các tập đoàn này, hoặc vận động các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam, đồng nghĩa với việc hàng sản xuất tại Việt Nam sẽ được phân phối tại mạng lưới bán lẻ rộng khắp của họ.

Để gia tăng giá trị xuất khẩu tại thị trường Bắc Âu, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thị trường, xác định chiến lược phát triển dựa trên cơ sở tập trung vào khai thác giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 

 

 

Ngọc Huyền 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline