Hotline: 0941068156
Thứ năm, 23/01/2025 01:01
Thứ hai, 16/05/2022 20:05
TMO - Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Theo đánh giá, dư địa đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ vẫn còn rất lớn tại thị trường này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ trong 3 tháng đầu năm 2022, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính, với kim ngạch chiếm 88,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tới thị trường Hoa Kỳ, đạt 2,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới Hoa Kỳ đạt 257,2 triệu USD, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm 2022 còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới Hoa Kỳ cũng tăng trưởng mạnh như gỗ, ván và ván sàn đạt 221,6 triệu USD, tăng 39,1% so với năm 2021; tiếp theo là mặt hàng cửa gỗ đạt 7,2 triệu USD, tăng 75,1%.
Tháng 4/2022, trị giá xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao, đạt 3,3 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 59,7% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam còn nhiều dư địa tại thị trường Hoa Kỳ
Chiếm 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất. Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, lại đang trong giai đoạn phục hồi mạnh sau đại dịch, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ.
Theo các chuyên gia, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng với ngành gỗ của Việt Nam, tuy nhiên doanh nghiệp ngành này đang gặp một số trở ngại như thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu, giá gỗ nguyên liệu tăng cao….
Trước trở ngại trong tăng giá nguồn nguyên liệu đầu và chi phí logicstics, các chuyên gia cho rằng, để tiếp tục gia tăng xuất khẩu gỗ tại thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư công nghệ, hạn chế xuất dăm gỗ, gỗ tròn và nguyên liệu mà thay vào đó là hướng mạnh sang gia công các sản phẩm tinh, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đồng thời, các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm để bảo đảm chất lượng, nhất là trong quá trình vận chuyển dài ngày bằng đường biển, tăng hàm lượng chế biến thay vì xuất khẩu hàng thô; phát triển các mô hình liên kết, sản xuất theo chuỗi.
Hạnh Nguyễn
Bình luận