Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ ba, 02/05/2023 07:05

TMO - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ để giảm chi phí đầu vào, tăng doanh thu và mang lại nền sản xuất nông nghiệp bền vững theo xu thế của thị trường. 

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ "khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn".

Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang tăng mạnh và vượt quá nguồn cung, nên các quốc gia dự kiến sẽ đầu tư nhiều hơn vào sản xuất hữu cơ. Cùng đó là các quy định nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản đã không còn là yêu cầu riêng của thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, mà dần trở thành tiêu chí chung của hầu hết các thị trường. Vì vậy, việc hình thành nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường sinh thái... là yêu cầu cấp thiết.

Là tỉnh được xem dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, ngoài chăn nuôi bò sữa, cá nước lạnh và một số loại gia súc - gia cầm, Lâm Đồng có thế mạnh về sản xuất rau-hoa, atiso, cà phê, chè và một số loại cây trồng đặc hữu khác, với tổng diện tích canh tác nông nghiệp khoảng 280.000 ha.

Tỉnh Lâm Đồng phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao. 

Đến cuối năm 2022, tổng diện tích cây trồng áp dụng VietGAP, GlobalGAP trên địa bàn tỉnh 5.886 ha. Trong đó: rau 3.060 ha, cây ăn quả hơn 1.241 ha, chè gần 637,5 ha, lúa hơn 605 ha, dược liệu 46,4 ha, cà phê 292,5 ha, tiêu 3 ha. Diện tích cà phê sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, bền vững 4C, UTZ, Rainforest 84.019 ha, sản lượng đạt 261.620 tấn/năm.

Riêng chăn nuôi áp dụng VietGAHP với 4 cơ sở nuôi cá tầm (140.000 con); 3 trang trại chăn nuôi heo (193.000 con); 2 cơ sở chăn nuôi gia cầm (33.300 con); 26 cơ sở chăn nuôi ong (5.860 đàn); 4 vùng chăn nuôi với 50 tổ hợp tác, 718 hộ, quy mô 67.882 con heo, sản lượng khoảng 14.339 tấn; toàn tỉnh có 210 chuỗi liên kết 6.754 hộ trồng trọt và 2.566 hộ chăn nuôi, quy mô trồng trọt gần 31.212, 5 ha (sản lượng 460.000 tấn), chăn nuôi gần 1.038.000 con (sản lượng gần 143.254 tấn), tổng giá trị sản xuất thông qua chuỗi đạt hơn 18.582 tỷ đồng…

Ngoài ra, tính đến cuối năm 2022, Lâm Đồng đạt diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 65.308 ha (có 25.830 ha rau, 3.035 ha hoa, 3.559 ha chè, 20.404 ha cà phê, 5.045 ha lúa, 6.885 ha cây ăn quả, 167 ha cây dược liệu, 20 ha nấm và 363 ha cây trồng khác...), chiếm 21,8% diện tích đất canh tác. 

Năm 2023, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ đạt diện tích 575 ha cây trồng, sản lượng hơn 4.600 tấn. Cụ thể, diện tích sản xuất hữu cơ nêu trên gồm các loại cây trồng như: rau, củ, cây ăn quả, lúa, chè, cà phê, điều, nấm tại các vùng chuyên canh nông nghiệp như: thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đạ Tẻh... Kế hoạch này cũng đặt mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt đạt chuẩn hữu cơ quy mô 150 con, sản lượng 18 tấn; đàn bò sữa hữu cơ 500 con, sản lượng sữa hữu cơ 1.250 tấn; gà đẻ trứng với trứng gà đạt chuẩn hữu cơ 9.000 con, sản lượng 1,44 triệu quả trứng/năm.

Ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ các địa phương xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ...

Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ Phát triển nông nghiệp hữu cơ với tổng kinh phí dự toán hơn 2,5 tỷ đồng. Xây dựng 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, 2 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ, và 3 cuộc xúc tiến thương mại. Theo đó, trung tâm sẽ xây dựng 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm: Cơ sở ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, sơ chế nông sản; 5 ha diện tích chè, 500 con gà đẻ trứng.

Đồng thời, xây dựng 2 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ; tổ chức 3 cuộc xúc tiến thương mại; hỗ trợ cấp 8 giấy chứng nhận sản xuất cà phê, mắc ca, dược liệu, chăn nuôi bò thịt đạt tiêu chuẩn hữu cơ.  Việc triển khai chương trình phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch mang tính bền vững, tận dụng những nguồn phế phẩm hữu cơ sẵn có để làm nông nghiệp sạch. 

Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 - 2025, đến năm 2025, diện tích trồng trọt sản xuất nông nghiệp hữu cơ toàn tỉnh đạt khoảng 1.600ha trên các đối tượng cây trồng chủ lực như rau, củ, quả, cây ăn quả, lúa, cà phê, chè, mắc ca, dược liệu, nấm. Đàn vật nuôi hữu cơ gồm bò sữa hữu cơ đạt 2.000 con, bò thịt đạt 400 con, đàn gà hữu cơ lấy trứng đạt 20.000 con.

Bên cạnh đó, mục tiêu phấn đấu 100% diện tích sản xuất trồng trọt, đàn bò sữa, bò thịt, gà chăn nuôi hữu cơ lấy trứng đạt tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ; trên 90% sản lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận đảm bảo đầu ra, có thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ hoặc tham gia các chuỗi giá trị. 

Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được triển khai với mục tiêu khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới, đưa Lâm Đồng trở thành địa phương có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ đứng đầu cả nước. Triển khai cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lâm Đồng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng hỗ trợ một lần chi phí cấp lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho các tổ chức, cá nhân. 

Để góp phần hoàn thành mục tiêu dự án giai đoạn năm 2020- 2025, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ưu tiên giải pháp chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, nhằm nâng cao giá trị gia tăng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. 

 

 

 

Thu Trang 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline