Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Đẩy mạnh phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ hai, 29/07/2024 07:07

TMO - Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Y tế từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 41.905 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 5 ca tử vong. Mặc dù so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết đến thời điểm này đều giảm. Tuy nhiên, dịch bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng. 

Tại Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 12-19/7, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện. Trong đó, huyện Đan Phượng ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất với 50 ca, tiếp đến là quận Hà Đông, huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai, các quận, huyện Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thạch Thất... Ghi nhận từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 1.283 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 39 ổ dịch. Hiện còn 20 ổ dịch đang hoạt động. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Tại TP.HCM, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần từ 15-21/7, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố tăng 31% so với 4 tuần trước đó. Cụ thể, Thành phố ghi nhận thêm 167 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, các quận, huyện có số ca mắc cao nhất gồm quận 1, TP.Thủ Đức và quận 7. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 29 tại TP.HCM là 4.599 ca.

Theo các chuyên gia, hiện TP.HCM đang vào mùa mưa, muỗi vằn sẽ phát triển mạnh và bệnh sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng. Ngành y tế kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết thường xuyên để ngăn chặn dịch bùng phát.

Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, trong đó chú trọng công tác vệ sinh môi trường. 

Bộ Y tế cho biết, trên phạm vi cả nước, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều; đồng thời cũng đang trong dịp cao điểm du lịch hè 2024 với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong mùa hè tăng cao, nhất là với sởi, một số bệnh dự phòng bằng vaccine và sốt xuất huyết (đã bắt đầu vào giai đoạn cao điểm).

Do đó, Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp "mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/ bọ gậy" tại hộ gia đình; thực hiện thông thoáng nơi ở, nơi làm việc và khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời…

Trước diễn biến của ca sốt xuất huyết tăng, ngành Y tế TP.HCM đề nghị người dân chú ý các hoạt động như đậy kín các vật dụng dự trữ nước sinh hoạt, thu gom các đồ vật có thể ứ đọng nước trong và xung quanh nhà, loại bỏ các vật phế thải có thể đọng nước (chậu kiểng, bình hoa, lốp xe cũ, các dụng cụ chứa nước khác...). Dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh nhà, lấp kín các ổ nước, dọn sạch rác thải. Ngủ màn, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi...

Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi phát hiện địa điểm có nguy cơ phát sinh lăng quăng gây bệnh sốt xuất huyết, người dân hãy nhanh chóng phản ánh địa chỉ cụ thể lên ứng dụng “Y tế trực tuyến” để được xử lý.

Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác diệt lăng quăng, bọ gây, phòng ngừa dịch bệnh. 

Theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và sẽ tiếp tục xuất hiện rải rác các ca ho gà, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức đợt cao điểm ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của UBND thành phố. 

Đồng thời, tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực có nhiều ca bệnh, ổ dịch phức tạp, khu vực nguy cơ cao. Qua đó, nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh, triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời. Riêng với các bệnh có vaccine, Sở Y tế thành phố khuyến cáo, người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế. 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh trên thế giới. Bệnh lây lan nhanh chóng về mặt địa lý và ngày càng có thêm nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ mới lưu hành sốt xuất huyết. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành; trong đó 1,8 tỷ người thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Sốt xuất huyết đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của khoảng một nửa dân số thế giới, với ước tính khoảng 100 - 400 triệu ca nhiễm bệnh xảy ra mỗi năm. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trên toàn cầu tính đến đầu tháng 5/2024 có hơn 7,6 triệu ca sốt xuất huyết được báo cáo, và hơn 3.000 trường hợp tử vong. Tại khu vực Đông Nam Á, hiện Singapore ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.../.

 

 

Minh Thu 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline