Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ bảy, 13/08/2022 12:08

TMO - Xác định vai trò quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc giải quyết những thách thức trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn, tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh triển khai đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030. 

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, lĩnh vực trồng trọt, toàn tỉnh có 500ha cây ăn trái đạt chứng nhận hữu cơ; 630ha diện tích cây công nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ; 200ha rau đạt chứng nhận hữu cơ; có sản phẩm chăn nuôi hữu cơ như: heo, bò, gia cầm. Diện tích và sản lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đạt chứng nhận hữu cơ tiếp tục tăng lên, có loại đặt mục tiêu tăng gần gấp đôi vào năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh có 3,5 ha hồ tiêu đạt chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại huyện Cẩm Mỹ. Toàn tỉnh có 600 hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI (Tự ủ phân hữu cơ, làm thuốc bảo vệ thực vật sinh học) vào sản xuất trồng trọt cho hơn 200 ha cây ăn trái, rau màu; hơn 100 hộ chăn nuôi, trang trại ứng dụng kỹ thuật trên để xử lý môi trường trong chăn nuôi. 

Mục tiêu của tỉnh đề ra là đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 1,5% trên tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với khoảng 33 ngàn ha. Hiện chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ đang được triển khai lồng ghép thông qua một số chính sách đã được ban hành.  

Tỉnh Đồng Nai hiện có 3,5 ha hồ tiêu đạt chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại huyện Cẩm Mỹ 

Đồng Nai hiện là một tỉnh công nghiệp với diện tích tự nhiên gần 600.000 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm trên 350.000 ha, hơn 60% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thời gian vừa qua, Đồng Nai cũng đã xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh trong đó có vùng chuyên canh về trồng trọt, cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, bưởi, mít và cây công nghiệp như tiêu, điều, ca cao…

Về lĩnh vực chăn nuôi, Đồng Nai hiện đã xây dựng được vùng chăn nuôi tập trung với quy mô kinh tế trang trại 90%, chỉ còn khoảng 10% là sản xuất nhỏ lẻ. Trong đó, Đồng Nai hiện đang dẫn đầu đàn heo của cả nước với 2,5 triệu con. Địa phương này cũng là ‘thủ phủ’ gà của cả nước với quy mô đàn gia cầm hơn 25 triệu con. Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm của Đồng Nai đạt trên 45.000 tỉ đồng, đóng góp 10% tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh.

Xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, ca cao, hồ tiêu, cà phê, điều, sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ; Phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt chăn nuôi heo hữu cơ, an toàn sinh học; Phát triển mô hình nuôi tôm, cá hữu cơ...

Đồng thời, địa phương này đang phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ, đặc biệt là quảng bá, xây dựng thương hiệu, kênh phân phối và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Đồng Nai sang thị trường châu Âu, Mỹ, Úc…

Ngành chăn nuôi tại tỉnh đẩy mạnh sản xuất hữu cơ nhằm thuận lợi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm 

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh song từ đầu năm đến nay ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai vẫn có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam bộ. Đại diện Sở NN&PTNT Đồng Nai cho biết ước tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 của Đồng Nai đạt gần 22.800 tỷ đồng, tăng 4,32% so cùng kỳ. Các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt đều tăng trưởng tốt dù dịch bệnh căng thẳng, giá thức ăn, nhân công tăng. 

Trong đó, GRDP đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 4,19%, cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước 2,78%). Đồng Nai là địa phương đạt mức tăng trưởng cao nhất các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ. Toàn tỉnh có thêm 4 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 11 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu hữu cơ, giao Sở NN&PTNT sớm hoàn thiện dự thảo trình UBND tỉnh trước ngày 20/8/2022; đẩy nhanh tiến độ xây Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, Đề án phát triển vùng sản xuất tập trung, dự án đánh giá đất nông nghiệp, đảm bảo tiến độ trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2022. 

 

 

Hà Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline