Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản

Thứ ba, 12/07/2022 12:07

TMO - Tỉnh Bến Tre xác định ngành thủy sản là một trong những thế mạnh mũi nhọn để phát triển kinh tế. Vì thế, thời gian qua địa phương này đẩy mạnh triển khai kế hoạch, đề án phát triển kinh tế thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Với chiều dài 65 km bờ biển đi qua địa phận 10 xã thuộc 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có lợi thế phát triển kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng. Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho biết, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản của tỉnh Bến Tre luôn ở mức cao. Đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản phát của tỉnh triển khá mạnh, tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản khoảng 45.000 ha với tổng sản lượng nuôi khoảng 295.020 tấn.

Tỉnh Bến Tre đang đẩy mạnh triển khai phát triển các thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra… Đồng thời, thực hiện mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tỉnh Bến Tre đang đẩy mạnh triển khai phát triển các thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra 

Theo kế hoạch, đến năm 2025, toàn tỉnh có 4.000 ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,92%. Trong đó, huyện Ba Tri 500 ha, Bình Đại 2.000 ha, Thạnh Phú 1.500 ha. Sản lượng nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt 144.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42%. Phát triển ít nhất 3 hợp tác xã (HTX) nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tham gia vào chuỗi giá trị tôm biển và đến năm 2025, đạt tỷ lệ HTX từ loại khá, tốt trên 80%.

Đến năm 2025, sản phẩm nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao được sản xuất dưới hình thức HTX chiếm tỷ lệ liên kết đạt trên 60%, sản xuất theo tiêu các chuẩn GAP (VietGAP, ASC, GlobalGAP...) chiếm tỷ lệ trên 70% và thực hiện đăng ký nuôi để cấp mã nhận diện chiếm tỷ lệ 100%; nâng tổng giá trị sản phẩm tôm thu nhập trên 1 ha đạt khoảng 450 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42% và giá trị sản xuất của chuỗi tôm đạt 1 tỷ USD.

Cùng với hoạt động nuôi trồng thủy sản, Bến Tre đẩy mạnh nghề khai thác thủy sản ở Bến Tre cũng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.975 tàu cá đăng ký, trong đó tàu đánh bắt xa bờ chiếm hơn 55%, sản lượng khai thác. Hàng năm trên 210.000 tấn, đóng góp đáng kể vào kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đối với 3 huyện ven biển.

Bến Tre đang kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, nhất là chế biến tôm biển. Toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu với công suất thiết kế 150.000 tấn nhưng chủ yếu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá tra, nghêu... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, EU, các nước Trung và Nam Mỹ, châu Á...

Hoạt động khai thác thủy sản được địa phương này đẩy mạnh phát triển 

Hướng đến mục tiêu phát triển chế biến thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Bến Tre vừa xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn.

Theo đó, mục tiêu của Đề án là đến năm 2030, tỉnh phấn đấu tăng 17,38%/năm giá trị sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 2.500 triệu USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40%, trong đó tôm đạt 50%, cá tra đạt 20%, nghêu đạt 50%, thủy sản khác đạt 40%.

Ngoài ra, trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên. Toàn tỉnh có ít nhất 20 nhà máy chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu với công suất thiết kế khoảng 300.000 tấn/năm (ít nhất có 3 nhà máy chế biến tôm).

Để đạt mục tiêu Đề án, tỉnh Bến Tre đề ra một số nhiệm vụ, trong đó tập trung kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản; thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến thủy sản. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao; phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản; tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến.

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến các thủy sản tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu 

Theo định hướng phát triển đối với hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, thời gian tới, Bến Tre tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại 3 huyện biển. Mặt khác, tỉnh tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

 

Tiến Minh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline