Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường

Thứ ba, 17/05/2022 21:05

TMO - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong giai đoạn 2011-2021 Bộ đã triển khai thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; cụ thể là xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, xây dựng cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn để xây dựng, triển khai các mô hình, giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường 

Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình khoa học - công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đã góp phần từng bước đẩy mạnh triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong dự báo, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường, quản lý chất thải, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường mặc dù đã có các nghiên cứu về giải pháp, kỹ thuật công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện vùng, miền địa phương, đặc biệt tại các khu vực làng nghề, nông thôn hoặc tại các lưu vực sông… tuy nhiên chưa tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách, còn dàn trải.

Từ kết quả giai đoạn 2011-2021, thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học để hoàn thiện và triển khai có hiệu quả thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường; nghiên cứu, đề xuất các công cụ, mô hình quản lý mới nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong điểu kiện hội nhập quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Bộ sẽ tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình dự báo, giám sát, cảnh báo sớm diễn biến chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Cùng với đó, các chương trình khoa học – công nghệ trong giai đoạn tới của Bộ sẽ hướng đến nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp điều kiện Việt Nam trong ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm; cải tạo, phục hồi môi trường; quản lý chất thải; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp, hướng đến mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0”.

 

Lan Như 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline