Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Đẩy mạnh kết nối, xúc tiến xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường các nước Hồi giáo

Thứ năm, 20/10/2022 12:10

TMO - Với mong muốn kết nối hàng nông, thủy sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo, UBND tỉnh đã kiến nghị Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ trong việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh của Bến Tre.

Thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hiện nay toàn tỉnh có 14 doanh nghiệp đạt chứng nhận Halal - đáp ứng các điều kiện để xuất khẩu vào thị trường các quốc gia Hồi giáo. Sản phẩm của các doanh nghiệp đạt chứng nhận Halal tập trung ở nhiều lĩnh vực như: sản xuất sản phẩm từ dừa (dầu dừa, kẹo dừa, nước cốt dừa, cơm dừa sấy khô, sữa dừa...); thủy sản (cá tra, nghêu); hàng nông sản (trái cây tươi, trái cây đông lạnh, bắp non, củ sắn, ớt, xoài cát chu, chanh dây, chuối, chôm chôm, mãng cầu xiêm...) và nông sản chế biến (kẹo mãng cầu, cơm dừa nạo sấy, nước mía, khoai mì...).

Sở Công Thương tỉnh cho biết, Bến Tre hiện có nhiều cơ sở để nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn Halal, tỉnh hiện có gần 18.700 ha cây ăn trái, thủy sản và dừa được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP và hữu cơ. Trong đó, dừa 9.873ha, cây ăn trái 805,6ha, thủy sản 7.939,2ha. Có 5 sản phẩm chủ lực được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (bưởi da xanh Bến Tre, dừa xiêm xanh Bến Tre, sầu riêng Cái Mơn, cua biển Bến Tre và tôm càng xanh Bến Tre).

Toàn tỉnh đã cấp 45 mã vùng trồng, với diện tích 614,3ha nhãn, chôm chôm, xoài và bưởi da xanh. Toàn tỉnh được cấp 21 mã cơ sở đóng gói xuất khẩu. Bên cạnh đó, tỉnh đang mở rộng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, nhằm phát triển ngành tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn trên địa bàn, thúc đẩy xuất khẩu.

Hiện tỉnh Bến Tre có nhiều nền tảng thúc đẩy sản xuất, hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo. Ảnh: Cẩm Trúc 

Ngoài ra, tỉnh còn có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến dừa, hơn 100 cơ sở chế biến thủy, hải sản và nhiều cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm với những sản phẩm đặc trưng như cơm dừa nạo sấy, nước dừa, nước cốt dừa, bột sữa dừa, kẹo dừa, thạch dừa, cá tra, nghêu. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu được đầu tư mở rộng. Một số nhà máy đã đáp ứng được tiêu chuẩn thâm nhập vào thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Sở Công Thương tỉnh Bến Tre nhận định, so với 150 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tại tỉnh, thì con số 14 này là quá ít, tuy nhiên điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp còn lại không đáp ứng tiêu chuẩn Halal, mà có thể do chưa có nhiều thông tin để mạnh dạn tham gia được cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm của mình. 

Nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa tiếp cận được nhiều thông tin thị trường, nhất là văn hóa tiêu dùng, kinh doanh và các quy định đối với sản phẩm Halal được chỉ ra như: doanh nghiệp chưa quan tâm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để phù hợp với văn hóa Hồi giáo; chưa có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất áp dụng với tất cả các nước trên toàn cầu; nhiều tổ chức được phép cấp chứng nhận Halal, nhưng quy trình thủ tục cấp chứng nhận của các tổ chức không thống nhất.

Ngoài ra, việc đầu tư dây chuyền sản xuất, trang thiết bị riêng biệt trong các khâu từ đóng gói, bảo quản, vận chuyển…theo tiêu chuẩn Halal có thể tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp. Đây là vấn đề quan ngại nhất, vì phần lớn doanh  tỉnh nhỏ và vừa, năng lực và khả năng còn nhiều hạn chế.

Với mong muốn kết nối hàng nông, thủy sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo, tỉnh đã kiến nghị Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ trong việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh của Bến Tre. Đồng thời, hỗ trợ chính quyền và doanh nghiệp tỉnh tiếp xúc với các đối tác, tập đoàn, doanh nghiệp uy tín của các quốc gia Hồi giáo, nhằm thúc đẩy giao thương, du lịch, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Mặt khác, giúp tháo gỡ vướng mắc trong kinh doanh quốc tế tại các địa bàn này. 

Tỉnh Bến Tre kiến nghị Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ trong việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Ảnh: BNG 

Mới đây, tại Hội nghị "Xúc tiến hàng nông, thuỷ sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo", các đại biểu quốc tế nhận định, các mặt hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản nhiệt đới, rất được ưa chuộng tại các nước Hồi giáo, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi thông tin giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên, qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường các nước Hồi giáo, trong đó có chứng chỉ Halal.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa mặt hàng nông thuỷ sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các nước Hồi giáo thông qua các chuỗi siêu thị lớn của địa bàn, giúp đảm bảo sự ổn định về số lượng, giá cả và sự an toàn của các giao dịch. Thời gian tới, Bộ Ngoại giao đề nghị các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, cũng như Đại sứ quán các nước Hồi giáo tại Việt Nam tích cực phối hợp trong việc kết nối doanh nghiệp hai bên, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác không chỉ về thương mại mà cả các lĩnh vực đầu tư, du lịch. 

 

 

Thu Hà 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline