Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/07/2025 22:07

Tin nóng

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/07/2025

Đẩy mạnh đầu tư sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Thứ hai, 14/10/2024 13:10

TMO - Thời gian qua, một số địa phương đã triển khai mô hình thí điểm thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Những kết quả đạt được bước đầu rất khả quan cho thấy triển vọng nhân rộng ra toàn vùng. 

Chính phủ đã ban hành Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ sản xuất lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, các dự án sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính…

Theo đó, đất chuyên trồng lúa được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha/năm, tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao còn được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ha/năm. Ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ tối đa 100% kinh phí khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, giao thông tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. 

Đối với dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận; dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị có diện tích 500ha trở lên; dự án chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu và sản phẩm công nghệ cao từ lúa, gạo và phụ phẩm lúa, gạo đáp ứng theo quy định pháp luật về công nghệ cao có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên cũng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án để mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ.

Chính phủ ban hànhchính sách hỗ trợ sản xuất lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải. 

Những quy định này tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng lúa gạo, ngoài việc tăng mức hỗ trợ sản xuất lúa, đầu tư các hạng mục công trình…thì Nghị định trên đã đưa vào nhiều quy định hỗ trợ đầu tư cho các vùng trồng lúa chất lượng cao, tuần hoàn, hữu cơ, phát thải thấp. Để được hưởng chính sách hỗ trợ, nghị định cũng quy định vùng trồng lúa giảm phát thải, tuần hoàn phải có quy mô 500ha trở lên; dự án chế biến phải có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên Điều này sẽ khuyến khích hình thành các vùng sản xuất lúa gạo quy mô lớn, các cơ sở chế biến hiện đại, thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học-công nghệ.

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị và địa phương triển khai thực hiện được 7 mô hình thí điểm thực hiện sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, tại 5 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đến nay, có 4 mô hình thí điểm (mỗi mô hình có diện tích trên dưới 50ha) được thực hiện trong vụ lúa Hè Thu 2024 đã có lúa thu hoạch, gồm 1 mô hình ở Cần Thơ, 1 mô hình ở Sóc Trăng và 2 mô hình ở Trà Vinh. Ước năng suất lúa của 4 mô hình thí điểm trong vụ Hè Thu 2024 đạt 64,52 tạ/ha, cao hơn năng suất ngoài mô hình trung bình 4,63 tạ/ha. Nông dân có lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình, đồng thời giảm mạnh được lượng phát thải khí nhà kính nhờ giảm lượng sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thực hiện tưới ướt khô xen kẽ và thu gom rơm rạ khỏi đồng.

Cục Trồng trọt cho biết, các mô hình đều giúp nông dân có lợi nhuận cao hơn so với bên ngoài, với mức lợi nhuận cao hơn từ 4 đến hơn 7,5 triệu đồng/ha tại các mô hình ở Cần Thơ, Trà Vinh và Sóc Trăng. Nông dân đã nâng cao thu nhập nhờ năng suất lúa đạt cao hơn, bán được giá tốt và giảm được các chi phí tiền vật tư đầu vào. Ngoài ra, đối với 3 mô hình thí điểm đã gieo sạ trong vụ Thu Đông 2024 tại Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang thu hoạch lúa từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10/2024, ước năng suất trung bình đạt hơn 63 tạ/ha và sản lượng đạt 157 tấn. 

Kết quả giảm khí phát thải khí nhà kính trong các mô hình cho thấy, tại TP.Cần Thơ giảm đến 12 tấn CO2 tương đương/ha, so với ngoài mô hình để nước ngập liên tục và vùi rơm trên đồng; giảm 5 tấn CO2 tương đương/ha so với nông dân ngoài mô hình có áp dụng mô hình ngập khô xen kẽ (AWD) chung trong hợp tác xã nhưng vùi rơm trên đồng.

Những kết quả đạt được bước đầu của mô hình điểm canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải tại ĐBSCL rất khả quan cho thấy triển vọng nhân rộng ra toàn vùng.

Tại Sóc Trăng, mô hình thí điểm áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải có lượng khí phát thải 9,5 tấn CO2 tương đương/ha/vụ, trong khi lúa không áp dụng quy trình phát thải 13,5 tấn CO2 tương đương/ha/vụ. Tại Trà Vinh, trung bình 2 mô hình thí điểm áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải có lượng khí phát thải 7,6 tấn CO2 tương đương/ha/vụ, trong khi canh tác lúa truyền thống phát thải 13 tấn CO2 tương đương/ha/vụ.

Để phát huy các kết quả tích cực của các mô hình thí điểm, lãnh đạo Bộ NN&PTNT yêu cầu Cục Trồng trọt tăng cường phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, các địa phương và đơn vị có liên quan để nhân rộng, phát triển mô hình trong các vụ lúa tới đây, nhất là vụ Đông Xuân 2024-2025. Trên cơ sở các mô hình điểm với diện tích 50ha tại các địa phương, chú ý mở rộng mô hình lên theo hướng liền ô, liền thửa gắn với đảm bảo các điều kiện thủy lợi và hạ tầng phục vụ sản xuất theo Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao.

Tăng cường mời gọi doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu lúa cho nông dân trong mô hình và có hợp đồng chặt chẽ. Đặc biệt, các địa phương cần bám sát mô hình điểm tại địa phương để kịp thời điều chỉnh những gì chưa hợp lý và quan tâm theo dõi tập hợp các số liệu, dữ liệu để hình thành bộ tài liệu nhằm phổ biến, tuyên truyền về mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với điều kiện thực tế tại địa phương mình…

Theo Bộ NN&PTNT, để hướng đến tăng trưởng xanh, được chi trả tín chỉ carbon nhờ phát thải thấp, vùng 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao của ĐBSCL sẽ phải thực hiện giảm lượng lúa giống còn 80kg/ha, giảm lượng phân bón hóa học 30%, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học 40%, giảm lượng nước tưới trên 30%...

Đồng thời, tỉ lệ diện tích ứng dụng quy trình sản xuất tốt (GAP) và tương đương được công nhận đạt 100%; tỉ lệ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số đạt trên 50%; giảm phát thải khí nhà kính trên 20%; rơm rạ được thu gom khỏi đồng ruộng và được tái sử dụng, chế biến đạt 100% diện tích thu hoạch. Các tiêu chí trên là một thách thức lớn, đòi hỏi phải cách làm phải đúng, phải trúng.

Bộ NN&PTNT cũng nhận định rằng, việc xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính trong tình hình hiện nay là vấn đề khó, đòi hỏi có sự tham gia của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò quản lý, định hướng xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hệ thống logistic, phát triển thương hiệu theo hướng phát thải thấp.

 

Mạnh Dũng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline