Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 13:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phục vụ sản xuất nông nghiệp

Thứ năm, 09/05/2024 08:05

TMO - Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp cho nông dân nhằm mang tới các mô hình, đổi mới sáng tạo trong quá trình hoạt động sản xuất tại tỉnh Bình Định, góp phần nâng cao năng suất, tăng doanh thu, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.

Những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số bền vững.

Trong năm 2023 ,19 chỉ tiêu chủ yếu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023, tỉnh Bình Định đạt và vượt kế hoạch 18 chỉ tiêu. Trong đó, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,61%, cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước 2,56%. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,17% (kế hoạch tăng 3,0-3,2%); Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 26,38%; tổng sản lượng lúa ước đạt 638,8 ngàn tấn, tăng 1,1%...

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tỉnh Bình Định đã tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Bình Định xác định đây là hoạt động trọng tâm của ngành nông nghiệp, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ đã giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Cụ thể, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã phối hợp với các doanh nghiệp khảo nghiệm, tuyển chọn các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Hiện nay, Bình Định đang sử dụng 99% giống lúa cấp xác nhận và hạt lai F1; giống ngô lai đạt trên 95%; trên 70% diện tích cây ăn quả trồng mới sử dụng giống đúng tiêu chuẩn. Trên vật nuôi, tỷ lệ bò lai đạt 89,5%, lợn lai giống cao sản đạt 93%...

Ảnh minh họa. 

Về chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng có nhiều doanh nghiệp sản xuất giống lợn, gà giống thương phẩm một ngày tuổi. Ba doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất cây nuôi cấy mô về giống lâm nghiệp, công suất 14 triệu cây mỗi năm. Mô hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao có vốn đầu tư nước ngoài đạt năng suất 6 tỷ con mỗi năm. Nhiều giống gà mới được lai tạo thành công như gà mía, gà nòi Bến Tre.

Ngoài ra, hiện nay toàn tỉnh Bình Định có khoảng 97.000 con lợn nuôi bằng phương thức ứng dụng công nghệ cao, đạt hơn 40% so với mục tiêu đến năm 2025 là 242.000 con. Nhóm vật nuôi chủ lực heo, bò, gà tăng ổn định. Ðến hết năm 2022, tỷ lệ đàn heo nuôi khép kín ứng dụng công nghệ cao là 97.590 con, (chiếm 40,3% tổng đàn heo); bò lai chiếm 90% tổng đàn, bò thịt chất lượng cao chiếm 26,2% tổng đàn; đàn gà nuôi công nghệ cao đạt 2,2 triệu con.

Về nuôi trồng thuỷ sản, thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định, tính đến năm 2023 toàn tỉnh đã chuyển đổi được 50 ha nuôi tôm công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 148 ha, năm 2030 có 197 ha; cùng với đó sẽ hỗ trợ, động viên để những hộ có điều kiện chủ động chuyển sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao phù hợp. Bình Định dành nguồn lực để xây dựng, phát triển các vùng nuôi, trồng tập trung theo hướng an toàn và áp dụng công nghệ cao.

Bình Định cũng tích cực chuyển giao và nhân rộng các quy trình canh tác lúa tiên tiến như IPM, SRI vào vùng sản xuất lúa tập trung. Trong đó, vùng sản xuất lúa tập trung áp dụng quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) năm 2022 là 3.929 ha, tập trung ở huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn,... Diện tích lúa đạt chứng nhận hữu cơ là 6,8 ha ở huyện Hoài Ân, lúa VietGAP 9,8 ha (nếp Ngự ở thị xã Hoài Nhơn).

Cùng với các địa phương, về phía ngành chuyên môn, Sở NN&PTNT đẩy mạnh nghiên cứu, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao; nhân rộng các mô hình canh tác tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để nâng cao sản lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu như thâm canh lúa SRI; duy trì các cánh đồng liên kết trong sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm với 270 cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu lớn, diện tích 11.000 ha.

Xây dựng và duy trì được 8 vùng sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 106 ha, 1.206 hộ nông dân tham gia. Với cây ăn quả có lợi thế, đang từng bước quy hoạch vùng; có 90,4 ha cây ăn quả đã được chứng nhận VietGAP, 2,4 ha được cấp chứng nhận hữu cơ. 

Bên cạnh đó tỉnh Bình Định còn đẩy mạnh phương thức sản xuất nông nghiệp bằng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại như máy bay không người lái. Cùng với áp dụng canh tác lúa thông minh, nhiều nông dân ở Bình Định cũng đang tăng cường sử dụng các thiết bị bay không người lái (drone) trên những cánh đồng lớn, cho thấy nhiều hiệu quả thiết thực trong gieo hạt, phun thuốc, quản lý sinh trưởng cây trồng…

Điển hình, vào cuối tháng 2 vừa qua, tại xã Phước Quang (huyện Tuy Phước), HTX Nông nghiệp Phước Quang phối hợp với UBND xã kết nối, thuê dịch vụ drone để phun thuốc bảo vệ thực vật cho hơn 120 ha lúa thuộc cánh đồng mẫu lớn. Hay tại một số HTX trên địa bàn xã Ân Phong cũng đã sử dụng công nghệ trong nông nghiệp, chỉ cần một vài thao tác trên điện thoại thông minh (smartphone), thành viên HTX đã có thể kích hoạt hệ thống tưới nhỏ giọt, bón phân... lên toàn bộ vườn cây hơn 2.000m2 trồng các loại dưa lưới, dưa leo và nhiều loại cây trồng khác mà không cần ra tận vườn. Ngoài ra, ở huyện Tây Sơn, người nông dân cùng các HTX đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để giảm bán thô, tăng tỷ lệ chế biến, từ đó gia tăng giá trị cho nông sản.

Bên cạnh việc phát triển nguồn giống, xây dựng vùng trồng, ngành nông nghiệp Bình Định còn hỗ trợ nông dân hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã, siêu thị, quầy bán nông sản. Tỉnh cũng cấp mã số vùng trồng, tạo mã QR, mã vạch để truy xuất nguồn gốc.

Thời gian tới, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch đề ra của Chương trình hành động số 11-CT/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ các địa phương rà soát, đánh giá để áp dụng các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

 

 

Thế Hoàng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline