Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 21:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai

Thứ ba, 09/08/2022 14:08

TMO - Đất đai là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xác định việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả, đặc biệt là đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2021 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Vĩnh Phúc duy trì vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng PCI cả nước (với điểm tổng hợp là 69.69) thuộc nhóm tỉnh, thành phố xếp hạng tốt. Trong đó, chỉ số tiếp cận đất đai có kết quả tăng vượt bậc, từ 5.8/10 điểm, đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố năm 2020 vươn lên 7.56 điểm, xếp vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành trên cả nước.

Trong đó, năm 2021, các tiêu chí thành phần đều tăng so với năm trước, một số tiêu chí tăng mạnh như: Tỷ lệ giải phóng mặt bằng chậm năm 2020 là 34%, kết quả năm 2021 chỉ còn 10%; tiêu chí số 8: Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng, năm 2020 khảo sát ý kiến doanh nghiệp tiêu chí này chỉ có 12%, đến năm 2021 tiêu chí đã tăng lên 37%…

Một số tiêu chí xếp thứ hạng cao so với cả nước như: Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (đứng thứ nhất); doanh nghiệp không gặp cản trở về tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh đứng thứ 9; cung cấp thông tin về đất đai, không thuận lợi nhanh chóng (đứng thứ 8)…

UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các Sở, ngành chức năng khắc phục khó khăn, khơi thông nguồn lực đất đai thu hút đầu tư. Ảnh: Khánh Linh 

Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết: Thời gian qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều hạn chế. Theo đó, việc tạo quỹ đất "sạch" (đất đã được giải phóng mặt bằng) để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện các dự án còn nhiều vướng mắc. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã gặp phải vướng mắc này với các dự án giao thông, các dự án hạ tầng điện và một số dự án đô thị, khu công nghiệp (KCN) phát sinh trong kỳ quy hoạch.

Đặc biệt thời gian qua, một số KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; thủ tục về đầu tư hạ tầng KCN còn kéo dài, dẫn đến thiếu đất “sạch” để các nhà đầu tư có thể nghiên cứu, tìm địa điểm thực hiện dự án; trình tự thực hiện dự án có sử dụng đất ngoài KCN tương đối phức tạp, phải thực hiện thoả thuận chuyển nhượng, góp vốn với các hộ gia đình, cá nhân...

Nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Sở TN&MT tỉnh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao PCI của tỉnh năm 2022. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu đưa PCI được cải thiện trong năm 2022.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ ứng dụng trên phần mềm một cửa dịch vụ công trực tuyến VNPT iGate để kiểm soát quy trình giải quyết hồ sơ.

Đồng thời, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính nhất là lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Sở TN&MT đã thành lập Đoàn kiểm tra nội bộ để đề xuất ngay các biện pháp giải quyết đối với các hồ sơ phức tạp. 

Công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích của người dân, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất được UBND tỉnh chú trọng 

Để cải thiện điểm số cải cách hành chính năm 2022, Sở TN&MT đã xây dựng kế hoạch thực hiện, giao nhiệm vụ cho từng phòng từng đơn vị. Đánh giá nguyên nhân mất điểm từng tiêu chí trong Bộ chỉ số Cải cách hành chính và yêu cầu các phòng, đơn vị phải xác định rõ các chỉ tiêu cần đạt được, thời gian, tiến độ thực hiện và quy trách nhiệm người đứng đầu.

Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, những dự án trọng tâm trọng điểm mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, phối hợp và chung tay cùng các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh. 

Bên cạnh đó, để cải thiện chỉ số Tiếp cận đất đai, chỉ số Đăng ký tài sản và chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai, Sở TN&MT tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lập kế hoạch số hóa và lưu trữ hồ sơ địa chính ở dạng số để đưa vào khai thác sử dụng tại các Văn phòng Đăng ký đất đai; ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Với quyết tâm nâng hạng chỉ số PCI, Sở TN&MT Vĩnh Phúc đẩy mạnh các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, các huyện thành phố về lĩnh vực đất đai. Từ đó, trả lời và giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực của ngành một cách thỏa đảng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, góp phần thu hút đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.

Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất được Văn phòng đất đai tăng cường triển khai. Ảnh: Thế Hùng 

Nhằm duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Sở TN&MT đề nghị các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo cải thiện 11/11 tiêu chí thành phần trong Chỉ số Tiếp cận đất đai. Trong đó, tiếp tục nghiên cứu vận dụng hiệu quả, linh hoạt hệ thống văn bản pháp luật về đất đai.

Quán triệt tinh thần chính phủ kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp đến toàn thể cán bộ, người lao động để xác định rõ thái độ phục vụ; Đơn giản hóa thủ tục hành chính; Thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kỹ năng giao tiếp cho cán bộ thực hiện tiếp nhận và trả kết quả để nâng cao sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

 

 

Minh Phương 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline