Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 10:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ đàn voọc gáy trắng

Chủ nhật, 18/09/2022 05:09

TMO - Từ 10 cá thể voọc gáy trắng được phát hiện đầu tiên vào năm 2012, đến nay tại Quảng Bình hiện đã có hơn 150 cá thể vọoc này sinh sống trên các dãy đá vôi thuộc huyện Tuyên Hóa. Trong những năm qua, Quảng Bình đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn các cá thể trên. 

Theo khảo sát mới nhất, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã có ít nhất 22 đàn voọc gáy trắng với 156 cá thể chủ yếu sinh sống tại xã Thạch Hóa và Đồng Hóa. Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis thuộc bộ Linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới. Ở Việt Nam, loài này chỉ phân bố giới hạn tại 2 tỉnh Quảng Bình (huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Ninh) và Quảng Trị.

Trước đó, nhằm bảo tồn loài UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định quy hoạch 509.42ha rừng đặc dụng để bảo vệ loài Vọoc gáy trắng. Mô hình phối hợp quản lý bảo tồn khu vực quy hoạch rừng đặc dụng tại huyện Tuyên Hóa giữa Tổ bảo tồn thiên nhiên với Hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương 4 xã: Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các nhóm cộng đồng và nhu cầu các bên liên quan nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn loài Vọoc gáy trắng.

Nhận thấy vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo tồn, Trung tâm Nghiên cứu quản trị tài nguyên vùng cao đã hỗ trợ các thành viên Tổ Bảo tồn thiên nhiên nhằm tăng cường năng lực, kiến thức, nâng cao vai trò và vị thế cho các thành viên của tổ.

Tỉnh Quảng Bình tăng cường triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn loài voọc gáy trắng trên địa bàn huyện Tuyên Hóa 

Dựa trên phương thức tiếp cận của dự án và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, Trung tâm đã hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm từ mô hình hợp tác quản lý, bảo tồn vọoc gáy trắng khu vực quy hoạch rừng đặc dụng huyện Tuyên Hóa; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn, khó khăn thách thức trong công tác quản lý, bảo tồn loài voọc gáy trắng đối với những khu vực bảo tồn nhỏ chưa có quy định và hướng dẫn.

Cùng với tính đa dạng sinh học, môi trường sinh thái trong khu vực quy hoạch rừng đặc dụng ngày càng được bảo vệ và phát triển tốt hơn thì nhận thức, năng lực của người dân và các bên liên quan đối với công tác bảo vệ rừng, động vật hoang dã được nâng lên đáng kể. Một số người dân bị ảnh hưởng sinh kế bởi công tác bảo tồn voọc gáy trắng đã chủ động hoặc nhận được hỗ trợ tìm các nguồn sinh kế thay thế.

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đồng hành cùng người dân, Tổ bảo tồn thiên nhiên và chính quyền địa phương để quản lý, bảo vệ loài voọc gáy trắng. Đơn vị thường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ để xây dựng kế hoạch tuần tra và hỗ trợ cho các thành viên của tổ bảo tồn thiên nhiên. 

Vừa qua, tại hội thảo “tổng kết mô hình hợp tác quản lý, bảo tồn Vọoc gáy trắng khu vực quy hoạch rừng đặc dụng huyện Tuyên Hóa - Định hướng giai đoạn tiếp theo, Trung tâm nghiên cứu quản trị tài nguyên vùng cao đề xuất các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Bình sớm có phương án quản lý chính thống đối với khu vực rừng đặc dụng bảo tồn voọc gáy trắng; phân bổ nguồn ngân sách cho các hoạt động quản lý, bảo vệ khu vực quy hoạch rừng đặc dụng bảo tồn voọc gáy trắng và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động, bảo hiểm cho các thành viên tổ bảo tồn thiên nhiên.

Tỉnh quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích và có các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình có đất canh tác nương rẫy gần Khu Bảo tồn chuyển dịch sang trồng các loài cây lâu năm để vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa mở rộng hành lang sinh cảnh cho voọc gáy trắng. Đồng thời, cần hạn chế  tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép, mở rộng môi trường sống cho voọc; ngăn cấm việc khai thác gỗ rừng trái phép; hạn chế cấp phép, khai thác đá, việc khai thác sản vật, chăn thả gia súc tại những nơi đàn voọc sinh sống

Các đơn vị liên quan huy động các nguồn đầu tư triển khai các hoạt động bảo tồn voọc gáy trắng, triển khai các dự án trồng rừng, mở rộng rừng, chăm sóc và khai thác rừng bền vững trong thời gian tiếp theo.

UBND tỉnh Quảng Bình xác định: Việc bảo tồn quần thể voọc gáy trắng không chỉ mang lại giá trị lớn về khoa học và môi trường sinh thái trong khu vực mà còn gìn giữ nguồn gen quý cho thế hệ con cháu mai sau, cung cấp giống chuẩn phục vụ cho nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế trong tương lai.

 

 

Đức Tuấn 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline