Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 20:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Chủ nhật, 24/11/2024

Đẩy mạnh áp dụng mô hình “Kinh tế tuần hoàn”

Thứ bảy, 13/08/2022 12:08

TMO – Anh, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Sỹ, Singapore…là những quốc gia tiên phong trong việc tái sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả thông qua phát triển kinh tế tuần hoàn.

Để thực hiện "kinh tế tuần hoàn", Ủy ban châu Âu đã kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp (DN) khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác... tham gia loại hình kinh tế này. Theo ước tính, tại châu Âu, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra lợi ích khoảng 600 tỷ Euro mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Đơn cử, Thụy Điển là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế tuần hoàn. Chính phủ nước này đã thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN) song hành với việc xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc đánh thuế cao các loại chất thải, đồng thời, có chính sách ưu đãi với sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học…. Với cơ chế rõ ràng, Thụy Điển đã tái chế 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống xã hội, 50% chất thải trong ngành xây dựng, tái chế 99% rác thải thành năng lượng điện. Thụy Điển đã phát triển triết lý kinh tế tuần hoàn của mình lên tầm cao mới với phương châm “thay đổi tư duy tiêu dùng ắt dẫn đến thay đổi tư duy sản xuất”.

Các nước châu Âu đang đi đầu trong chuyển đổi, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ rất sớm. Quốc gia này đã phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng với việc xây dựng 4 nhà máy, xử  lý 90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày. Với 10% lượng rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến chúng thành một hòn đảo rác Semakau - “đảo rác” nhân tạo đầu tiên trên thế giới - đã ra đời. Những việc làm này của Chính phủ Singapore nhằm hướng đến một xã hội không còn rác thải, mọi thứ đều được tái chế, đúng theo một trong những nguyên tắc hàng đầu của kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam chính thức có mạng lưới Kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia trên thế giới bắt đầu xây dựng chương trình chuyển đổi theo hướng kinh tế tuần hoàn. Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam hướng tới việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực của tất cả các bên liên quan trong việc áp dụng một cách có hệ thống các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn, tạo ra sức mạnh tổng hợp và tích hợp các nguồn lực tài chính và kỹ thuật để hỗ trợ quá trình chuyển đổi theo hướng carbon thấp và tuần hoàn tại Việt Nam.

Lợi ích kép từ phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn

Theo các chuyên gia, việc công bố hình thành mạng lưới kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là nền tảng để tiếp tục xây dựng các kế hoạch hành động và triển khai để hướng đến thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thực hiện, phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế tuyến tính hiện tại dựa trên các nguyên tắc “khai thác, sử dụng và thải bỏ” và mô hình kinh tế này ngày càng cho thấy rõ mối đe dọa đối với sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Để giải quyết vấn đề cấp thiết này, các quốc gia trên thế giới đã và đang hướng tới một nền Kinh tế tuần hoàn thông qua việc áp dụng các nguyên tắc Kinh tế tuần hoàn vào trong các khung chính sách, xây dựng các cơ chế khuyến khích tài chính và mở rộng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế phục hồi và tái tạo dựa trên việc thiết kế và tối đa hóa hiệu quả tài nguyên. Kinh tế tuần hoàn được triển khai nhằm mục đích duy trì vật liệu, thành phần và sản phẩm được sử dụng trong nền kinh tế càng lâu càng tốt, hướng đến việc quản lý và khôi phục tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đồng thời giải quyết một số thách thức ô nhiễm và tổn thất đa dạng sinh học…Thực hiện quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế tuần hoàn sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững ở Việt Nam và đáp ứng các cam kết về khí hậu, đồng thời đưa đất nước đi vào giai đoạn phục hồi, bao gồm phát triển kinh tế và tăng cường khả năng chống chịu trong dài hạn.

Việt Nam đã bắt đầu xây dựng chương trình chuyển đổi theo hướng Kinh tế tuần hoàn khi thông qua Luật Bảo vệ Môi trường 2020, đánh dấu cột mốc trong việc lần đầu tiên đưa các nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn vào khung chính sách. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 nêu rõ: "Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường". Mạng lưới kinh tế tuần hoàn quốc gia sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách về kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn một cách thực chất và hiệu quả trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội.    

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline