Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 23:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai

Thứ sáu, 10/05/2024 08:05

TMO - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn, TP. HCM đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.  

Theo đó, TP. HCM đã nghiên cứu, đề xuất các nội dung liên quan góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, đồng thời rà soát, ban hành các quy định phù hợp với chính sách, pháp luật và thực tiễn của thành phố về quản lý, sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện Đề án quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính về đất đai.

Đáng chú ý, để quản lý các thông tin, dữ liệu về đất đai hiệu quả, chính xác, TP. HCM đã cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thông qua phần mềm VBDLIS (HCMLIS). Hiện thành phố đang triển khai thí điểm phần mềm tại hệ thống văn phòng đăng ký đất đai thành phố trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động do thực hiện các giao dịch...

Bên cạnh đó Sở TN&MT TP. HCM cũng đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Để thuận tiện trong việc tra cứu và thực hiện thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Sở TN&MT TP. HCM sẽ cho đăng tải và thường xuyên cập nhật các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở, được công bố trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ http:/www.donre.hochiminhcity.gov.vn.

Ngoài ra, với mục tiêu hoàn thiện hệ thống dữ liệu về đất đai, UBND TP. HCM đã giao Sở TN&MT chủ trì trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu về giao dịch bất động sản, giá trị giao dịch, thông tin được cập nhật ngay từ sàn giao dịch bất động sản, văn phòng công chứng để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đối chiếu cập nhật thông tin đến hệ thống thông tin đất đai. Các đối tượng khác có nhu cầu khai thác sẽ phải trả phí theo quy định.

TP. HCM đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai. (Ảnh minh hoạ).

Trên cơ sở việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, UBND TP. HCM giao Sở TN&MT xây dựng, chuẩn hóa theo quy chuẩn quốc gia và vận hành hệ thống thông tin đất đai như một cổng thông tin điện tử đa ngành, đa mục tiêu. Đảm bảo phải liên kết, chia sẻ dữ liệu trên môi trường điện tử với các cổng thông tin của các ngành khác, phục vụ yêu cầu quản lý điện tử.

Đồng thời, Sở TN&MT rà soát, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng, máy trạm...) để đảm bảo cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, xây dựng và vận hành cổng thông tin đất đai của TP trên nền tảng cơ sở dữ liệu đất đai.

TP. HCM đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, thành phố sẽ hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền phù hợp theo cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Hoàn thành cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính đồng bộ với hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa giới hành chính các cấp; xây dựng, vận hành và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính Thành phố.

Đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; hoàn tất việc áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất phục vụ cho công tác định giá đất và xây dựng bảng giá các loại đất. Tổ chức công khai, minh bạch về giá đất. Phấn đấu đến năm 2030, TP. HCM cơ bản hoàn thành việc xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai để phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, tra cứu thông tin đất đai bằng hệ thống điện tử và mạng internet.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung là một trong những yêu cầu quan trọng, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu chung, đáp ứng thực thi Chính phủ điện tử của ngành tài nguyên và môi trường.

 

 

Lê Bảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline