Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Đầu tư nguồn lực hoàn thiện hạ tầng cấp thoát nước

Thứ bảy, 30/03/2024 07:03

TMO - Việt Nam cần đầu tư khoảng 9 tỷ USD đến năm 2030 cho hạ tầng cấp thoát nước, bao gồm việc cung cấp đủ nước sạch cho người dân và thoát nước, xử lý nước thải.

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào nước nhưng đang đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu với sự gia tăng của tình trạng xâm nhập mặn, lũ lụt, khô hạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp cũng đặt ra thách thức; hàng nghìn con đập thủy lợi, thủy điện vốn bảo đảm an ninh nguồn nước đang xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Cùng với đó, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề lớn đối với với quốc gia, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm giảm sự phát triển kinh tế xã hội. 

Hiện nay, Việt Nam có 750 nhà máy xử lý nước sạch với tổng công suất hơn 1 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch hơn 92%. Về nước thải, cả nước có gần 410 khu công nghiệp đang sử dụng và xử lý nước thải với công suất 400.000 m3/ngày đêm. Có 71 doanh nghiệp thoát nước, xử lý nước thải chủ yếu là thoát nước dùng chung với 82 nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 1 triệu m3/ngày đêm, hiện sử dụng khoảng 700.000 m3/ngày đêm. 

Trước thách thức từ biến đổi khí hậu, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cấp, thoát nước. 

Khoảng 80 dự án xử lý nước thải với công suất hơn 2 triệu m3/ngày đêm cũng đang được triển khai. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom nước thải mới đạt 60%, tỷ lệ xử lý chỉ được 17%. Cùng với đó, vấn đề ngập lụt đô thị, đặc biệt là ở Hà Nội và TP.HCM đã trở thành vấn đề lớn, cấp bách hằng ngày mà thiếu có giải pháp căn cơ, lâu dài.

Đánh giá tổng quan của các chuyên gia cho thấy, ngành nước Việt Nam hiện đang đối diện với nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là do đất nước đang phát triển công nghiệp quá nhanh, quá nóng dẫn đến hạ tầng đáp ứng không kịp, nên các dịch vụ thiết yếu trong đó có nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là một thách thức không nhỏ. Hiện nay, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với hạn hán khủng khiếp. Chính vì vậy, một số tỉnh có công trình thu nước phải chạy tận lên thượng lưu, xa hàng chục km, thậm chí mang nước từ nơi khác đến để cấp cho người dân sinh hoạt.

Trước những thách thức trên, việc đầu tư hạ tầng cấp thoát nước chưa đạt yêu cầu. Để 100% người dân được sử dụng nước sạch Việt Nam sẽ phải đầu tư lớn, số tiền này khoảng 9 tỷ USD đến 2030. Đây là con số rất thách thức trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Các nhà quản lý cần đánh giá đúng giá trị của nước để đưa ra khung chính sách phù hợp và cần tư nhân hóa, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng lĩnh vực này.

Việt Nam cần thu hút đầu tư từ khối tư nhân để cập nhật, xây dựng hệ thống hạ tầng cấp thoát nước mới thay cho hệ thống cũ. 

Theo chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành nước của Ngân hàng Thế giới cho biết với mức độ gia tăng đe dọa từ nguồn nước, Việt Nam có thể mất 6% GDP mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến 2035. Trong đó, riêng ô nhiễm nguồn nước có thể làm giảm 3,5% GDP. Nguyên nhân của việc ô nhiễm là phần lớn nước thải chưa được xử lý đã xả thẳng vào nguồn nước. Ở Việt Nam có rất ít hộ gia đình có hệ thống thoát nước, trong đó, có chỉ có 15% nước thải đô thị được xử lý trước khi xả vào nguồn nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam được xếp vào mức dồi dào nước nhưng đang phải đối mặt với tình huống hạn hán vào mùa khô tại các sông trọng điểm, nơi có thể cấp đến 80% GDP cho cả nước. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu trong vài thập kỷ tới chúng ta không có những hành động tích cực. Việc cạnh tranh về tài nguyên nước đã trở nên ngày càng trầm trọng hơn do năng suất thấp cho các lĩnh vực xử lý nước chính như ngành công nghiệp tưới tiêu. Đồng thời, việc quản lý nước kém trong nông nghiệp cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây nên phát thải khí nhà kính ở Việt Nam.

Việt Nam là đất nước dễ gặp rủi ro nhất ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, biến đổi khí hậu đang làm tăng rủi ro cũng như chi phí do hạn hán, lũ lụt. Ngoài biến đổi khí hậu, còn một số mối đe dọa khác như dòng chảy môi trường suy giảm, cạn kiệt nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn, sụt lún đất... Với những nguy cơ này sẽ cần sự điều phối từ cấp quốc gia, các tỉnh thành và tư nhân.

Để giải quyết vấn đề của ngành nước hiện tại, đại diện WB cho rằng, thu hút đầu tư từ khối tư nhân để cập nhật, xây dựng hệ thống hạ tầng cấp thoát nước mới thay cho hệ thống cũ, lạc hậu đang hiện hữu là vấn đề cần thiết. Để thu hút nguồn lực tư nhân, Chính phủ cần chính sách tài chính mạnh mẽ, khung pháp lý và cải cách thể chế. 

 

 

Mạnh Tùng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline