Hotline: 0941068156
Thứ năm, 06/02/2025 00:02
Thứ ba, 04/02/2025 07:02
TMO - Đầu tư toàn cầu cho chuyển đổi sang năng lượng phát thải thấp đã đạt mức kỷ lục 2.100 tỷ USD trong năm 2024. Xe điện, năng lượng tái tạo và hệ thống truyền tải điện đều thu hút được nguồn vốn kỷ lục trong năm qua.
Theo báo cáo “Các xu hướng đầu tư chuyển đổi năng lượng năm 2025”, do công ty nghiên cứu thị trường BloombergNEF (BNEF) thực hiện và công bố, đầu tư toàn cầu cho chuyển đổi năng lượng phát thải thấp đã đạt mức kỷ lục 2.100 tỷ USD trong năm 2024.
Trong đó, xe điện, năng lượng tái tạo và hệ thống truyển tải điện đều thu hút được nguồn vốn kỷ lục trong năm 2024 và tổng đầu tư toàn cầu cho chuyển đổi năng lượng phát thải thấp vào năm ngoái tăng 11% so với năm 2023. Xét theo quốc gia, Trung Quốc đóng góp tới 2/3 trong mức tăng này, vượt xa so với châu Âu và Mỹ.
(Ảnh minh họa).
Cũng theo báo cáo của BNEF cho biết, Trung Quốc chiếm 818 tỷ USD đầu tư mới cho chuyển đổi năng lượng phát thải thấp, tăng 20% so với năm 2023 và lớn hơn tổng mức đầu tư của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh cộng lại trong cùng thời kỳ. BNEF nhận định trong giai đoạn từ năm 2025-2030, tổng mức đầu tư toàn cầu cho chuyển đổi năng lượng cần ước đạt khoảng 5.600 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn này, dự báo Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu về tăng trưởng nguồn lực đầu tư, tiếp theo đó là Đức và Anh.
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố gói tài trợ khổng lồ lên tới gần 1,25 tỷ euro cho 41 dự án cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên biên giới. Đây là động thái mạnh mẽ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, củng cố an ninh năng lượng và tăng cường liên kết thị trường năng lượng châu Âu.
Cụ thể, gần 750 triệu euro sẽ được đầu tư vào 8 dự án lưới điện, bao gồm cả lưới điện thông minh và điện gió ngoài khơi. Dự án "Đảo Năng lượng Bornholm" (Đan Mạch) nhận được khoản tài trợ lớn nhất với 645 triệu euro để xây dựng một trung tâm năng lượng ngoài khơi có công suất lên tới 3 GW, kết nối Đan Mạch và Đức, đồng thời cho phép hòa lưới điện từ các trang trại gió biển.
Ngoài ra, 21 dự án phát triển cơ sở hạ tầng hydro cũng nhận được hơn 250 triệu euro. Các dự án này tập trung vào việc xây dựng các hành lang hydro, kết nối các nhà sản xuất và người tiêu dùng tiềm năng trên khắp châu Âu, từ Tây Ban Nha đến vùng Baltic.
Cuối cùng, khoảng 250 triệu euro được dành cho cơ sở hạ tầng thu giữ và lưu trữ carbon (CCS). Dự án "Prinos" ở Hy Lạp nhận được gần 120 triệu euro để phát triển chuỗi giá trị CCS đầu tiên ở khu vực Địa Trung Hải.
Minh Hương
Bình luận