Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 16:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị ngành hàng cà phê

Thứ ba, 10/10/2023 12:10

TMO - Diện tích trồng lớn, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê thu được cao, nhưng tỷ lệ cà phê chế biến sâu còn thấp, do doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Để nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, cần phải đầu tư công nghệ chế biến sâu.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt 65.000 tấn, trị giá 205 triệu USD, giảm 23,2% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với tháng 8/2023. So với tháng 9/2022, xuất khẩu cà phê trong tháng 9/2023 giảm 32,7% về lượng và giảm 12,8% về trị giá.

Trong quý III/2023, Việt Nam xuất khẩu 259.000 tấn cà phê, đạt kim ngạch 774 triệu USD, giảm 20,8% về lượng và tăng 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng của năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt 1,266 triệu tấn, trị giá 3,16 tỷ USD, giảm 7,3% về lượng, nhưng tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với cơ cấu chủng loại, xuất khẩu cà phê nhân xô giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng xuất khẩu cà phê chế biến tăng.

Việt Nam có thể thu về 4,2 tỷ USD từ việc xuất khẩu 1,7 triệu tấn cà phê trong năm nay. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do đẩy mạnh lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2022 nên trữ lượng xuất khẩu dành cho năm 2023 thấp, trong khi đó, sản lượng cà phê thu hoạch niên vụ 2022/2023 giảm tới 10-15% so với niên vụ 2021/2022 do thời tiết không thuận lợi. Dẫn tới, lượng cà phê xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay. Tuy nhiên, nhờ giá cà phê xuất khẩu tăng cao 10% so với năm trước, nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng nhẹ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, Việt Nam có thể thu về 4,2 tỷ USD từ việc xuất khẩu 1,7 triệu tấn cà phê. Như vậy, xuất khẩu cà phê đang đứng trước cơ hội phá kỷ lục chưa từng có từ trước tới nay và đánh dấu năm thứ hai liên tiếp ngành cà phê Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp ngành có thể đặt kỳ vọng vào mục tiêu 6 tỷ USD của năm 2030.  

Hiện cả nước trồng khoảng 710.000ha cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Hàng năm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam rất lớn, chẳng hạn như năm 2022 xuất khẩu trên 1,78 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 4 tỷ USD (vượt cả lúa gạo). Mặc dù, tăng trưởng nhưng lại chủ yếu nhờ tăng quy mô, sản lượng; trong đó có nhiều sản phẩm vẫn xuất khẩu thô, nên giá trị thu được về vẫn chưa được như mong muốn, nhất là cà phê.  Cụ thể, nếu xuất khẩu thô (cà phê nhân) thì giá bán chỉ được khoảng 2.400 USD/tấn, trong khi giá bán 1 tấn cà phê chế biến trung bình lên tới 3.600 USD; chưa kể chi phí vận chuyển cà phê nhân cao hơn. 

Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ là hai thị trường mục tiêu và lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khoảng 600.000 tấn cà phê sang các quốc gia thuộc EU và Mỹ, tương đương 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu  cà phê của hai thị trường này  đang có sự chuyển dịch từ nhập khẩu cà phê Robusta dạng hạt sang cà phê đã qua chế biến. Việc nắm bắt và thích ứng với nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho ngành hàng cà phê. 

Đầu tư chế biến sâu là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho ngành hàng cà phê. 

Cùng với những thay đổi trong nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường, ngành hàng cà phê của nước ta đối diện với nhiều thách thức để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina diễn ra với tần suất nhanh và nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ cà phê. Theo Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam, năm 2022, mưa bão thất thường, diễn ra đúng giai đoạn thu hoạch cà phê tại Tây Nguyên khiến sản lượng giảm khoảng 10-15%. Năm nay, hiện tượng El Nino gây ra khô nóng hơn mức bình thường tại vùng trồng cà phê chính của Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi ngành hàng cà phê Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm cà phê xuất khẩu bằng cách nâng tỷ trọng cà phê đã qua chế biến, chế biến sâu. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 5499/QĐ-BNN-CB phê duyệt quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu, để gia tăng giá trị sản phẩm cà phê và hướng tới phát triển bền vững. Cụ thể, đến năm 2030, cà phê nhân chỉ còn chiếm 55-70% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, còn lại là cà phê đã qua chế biến.

Để tận dụng tốt những hỗ trợ mang tính chiến lược từ phía Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất và nông dân trồng cà phê cần liên kết thành các chuỗi sản xuất, góp phần bảo đảm sự thông suốt trong nguyên liệu đầu vào và dễ dàng trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật, giúp quá trình chuyển đổi từ sản xuất thô sang các sản phẩm cà phê qua chế biến diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. 

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 1,78 triệu tấn cà phê với kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng chưa cao, giá trị cà phê Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc phân khúc cấp thấp. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp về canh tác đầu tư cho chế biến sâu và mở rộng thị trường gắn với bảo vệ thương hiệu là những giải pháp căn cơ, tất yếu để gia tăng giá trị cho cà phê Việt Nam.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sản lượng cà phê đưa vào chế biến trên 1,5 triệu/năm, với 3 sản phẩm chế biến; trong đó, chế biến cà phê nhân có trên 100 cơ sở với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn; chế biến cà phê bột (cà phê rang xay)  có 620 cơ sở với tống công suất 73.150 tấn sản phẩm/năm (gần 50% là cơ sở chế biến nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình). Riêng chế biến sâu, hiện cả nước mới có 06 nhà máy cà phê hòa tan, 17 nhà máy, cơ sở sản xuất cà phê phối trộn, với tổng công suất khoảng 220.000 tấn sản phẩm/năm, đạt tỷ lệ 12%.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu cà phê tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường nhập khẩu lớn nhất phải kể đến như: Đức, Italy, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Philippines, Nga, Trung Quốc, Anh... Dư địa xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn, trong tương lai có thể đạt 6 tỷ USD, thậm chí là 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cà phê. Chất lượng cà phê Việt Nam hiện được đánh giá rất cao trên thị trường toàn cầu, chất lượng ổn định và đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường. Nhưng hiện nay vẫn bị ép giá do chúng ta chủ yếu bán nhân xô, chưa chế biến sâu nhiều nên thương hiệu quốc gia của cà phê Việt Nam còn hạn chế. 

 

 

Lê Minh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline