Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/07/2025 18:07

Tin nóng

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ năm, 03/07/2025

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết 2023

Thứ năm, 08/12/2022 08:12

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương, giữ bình ổn giá trước, trong và sau Tết để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ, theo dõi sát biến động thị trường... để không đứt gãy nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Nguyên đán.

Do Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán tương đối gần nhau, nên dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản sẽ tăng và khá cấp tập trong một giai đoạn ngắn. Nhiều địa phương đã lên phương án sẵn sàng chuẩn bị nguồn cung cho dịp này. Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các cơ quan trực thuộc bộ, ngành, chủ động phối hợp với địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi biến động thị trường, nhất là nguồn cung và giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước (thịt lợn, gạo...); các mặt hàng đang có biến động về giá (cá tra, thịt gia cầm...) đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối cung cầu dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 

Bên cạnh đó, tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ; đồng thời theo dõi sát biến động thị trường, tình hình sản xuất và nguồn cung, đặc biệt là các nông sản vào chính vụ như na, sầu riêng, xoài, thanh long, bơ… Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu tuyên truyền, thông tin và định hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, hạn chế các yếu tố tác động đến giá cả, đảm bảo lợi ích của người dân, nhằm mục tiêu kiên quyết không để đứt gãy nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết 2023.

Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối cung cầu dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.  

Thông tin tại diễn đàn "Kết nối tiêu thụ các nông sản chủ lực phía Nam phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023" do Bộ NN&PTNT tổ chức, Đại diện cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, thành phố có 5 sản phẩm chủ lực và 1 sản phẩm tiềm năng (cá cảnh). Dịp Tết Nguyên đán, thành phố có nhu cầu khoảng 370.000 tấn rau củ quả, trong đó thành phố sẽ đáp ứng được khoảng 20%; nhu cầu thịt heo là 230.000 con heo, thành phố đáp ứng 8 - 10% so với nhu cầu; về thủy sản nhu cầu khoảng 450.000 tấn, khả năng cung ứng đạt khoảng 15%...

Về thị trường hoa cây cảnh nhu cầu dự báo không tăng mạnh, nhiều nhà vườn cho biết hiện nay nhu cầu còn ít, giá dự báo sẽ không tăng so với dịp tết Nguyên đán năm ngoái. Nhiều mặt hàng khác như gạo, gia cầm… thành phố cũng sẽ không đáp ứng được nhiều, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung ứng tại các tỉnh lân cận. Nhu cầu hàng hóa thiết yếu của 1,2 triệu dân trên địa bàn thành phố sẽ rất lớn trong đó gạo: 215 tấn/ngày; thịt các loại: 215 tấn/ngày; trứng: 1,6 triệu quả/tuần; thủy hải sản: 131 tấn/ngày; rau củ quả: 261 tấn/ngày. Đây là cơ hội rất lớn để các hợp tác xã, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiêu thụ, nhất là trong dịp cuối năm.

Thông tin về khả năng cung ứng nông sản của tỉnh Bình Dương trong dịp cuối năm 2022, đầu năm 2023, đại diện Sở NN&PTNT Bình Dương cho biết, hiện nay, đối với sản phẩm rau, củ, quả, trái cây tươi, tỉnh hiện chỉ có khả năng cung ứng khoảng 20 - 35% nhu cầu của người tiêu dùng nội tỉnh. Với các sản phẩm chăn nuôi, tổng đàn lợn của Bình Dương là khoảng 13,7 triệu con, khả năng cung ứng hàng ngày khoảng 7.000 - 8.000 con, trong đó 1.500 con cung ứng cho thị trường nội tỉnh, còn lại là sản xuất cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Mỗi ngày, Bình Dương có thể cung ứng khoảng 70.000 con gà thịt, trong đó 35.000 con cung ứng cho nội tỉnh, còn lại cung ứng cho TP. HCM và các tỉnh lân cận. Để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho dịp tết, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Bình Dương và các đơn vị cung ứng lớn trên địa bàn xây dựng kế hoạch bình ổn giá với thị trường nội tỉnh. Đối với những thị trường lân cận, nguồn cung thịt lợn và thịt gà còn rất dồi dào và có khả năng kết nối, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành khác

Tại tỉnh Đồng Nai, để đảm bảo nguồn cung và vệ sinh an toàn thực phẩm vào dịp Tết Nguyên đán, bên cạnh việc chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm, nông sản, tỉnh cũng đang chuẩn bị tổ chức phiên chợ Tết Công đoàn 2023, dự kiến vào ngày 13/1 với 120 gian hàng. Trong đó, có 40 gian hàng là các sản phẩm OCOP. Hàng năm, tỉnh Đồng Nai cũng triển khai nhiều hoạt động bình ổn giá do Sở Công thương phối hợp với các đơn vị chức năng và doanh nghiệp.

Các địa phương chủ động điều tiết hàng hóa, xúc tiến thu mua nông sản, thực phẩm thành phố còn thiếu. 

Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ cho biết, để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Quỹ Mão 2023, UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, doanh nghiệp cân đối nguồn hàng dịp cuối năm. Đặc biệt, hầu hết các nhà vườn đã có liên kết với các doanh nghiệp, thương lái để bao tiêu sản phẩm trong dịp tết. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Cần Thơ cũng phối hợp với các địa phương lân cận để kết nối, xúc tiến thu mua nông sản, thực phẩm thành phố còn thiếu... 

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, hiện nay cây lúa là giống cây trồng thế mạnh của tỉnh với diện tích khoảng 37.000ha, tập trung chủ yếu các giống lúa ST24 ST25, chiếm 35%. Dự kiến sản lượng lúa tiêu thụ cuối năm chủ yếu là lúa thơm và lúa chất lượng cao. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Cà Mau vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế. Các mô hình chăn nuôi của tỉnh còn nhỏ lẻ, chiếm 90 - 95%, chỉ đáp ứng 50% tiêu thụ nội tỉnh. Dịp tết Nguyên đán năm 2023 sẽ tăng sản lượng lên 6.200 tấn thịt, tuy nhiên chỉ cung ứng được 45% nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, còn lại nhập từ các nơi khác.

Nhằm đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm cho dịp Tết 2023, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đề nghị các địa phương cung cấp những số liệu để tổ diễn đàn có thông tin cụ thể cung cấp đến các doanh nghiệp, các đối tác đảm bảo hàng hóa không bị ứ đọng trong các chuỗi lưu thông. các doanh nghiệp tính đến việc đưa sản phẩm có chất lượng ra thị trường không chỉ ở phía Nam mà cả phía Bắc, đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Có như vậy mới đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân không chỉ vùng ĐBSCL mà đối với cả nước, hướng tới thị trường xuất khẩu. 

 

 

Minh Tâm 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline