Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Đảm bảo lộ trình hạn chế khai thác nguồn nước ngầm

Thứ năm, 31/03/2022 22:03

TMO - Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều giải pháp để thực hiện lộ trình giảm khai thác nước dưới đất đến cuối năm 2023 với tổng lưu lượng khai thác còn 150.000 m3/ngày; đến cuối năm 2025 còn 100.000 m3/ngày.

Theo các chuyên gia, từ năm 2000 đến nay lượng khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, hiện tại đã lên đến hơn 700.000 m3/ngày. Việc khai thác quá mức khiến nước ngầm tại một số khu vực trên địa bàn thành phố đang suy giảm, đặc biệt các quận huyện ngoại thành… dẫn đến việc sụt lún mặt đất xảy ra ngày càng nhiều nơi.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, năm 2021, HCDC đã lấy 160 mẫu nước giếng khoan, về hóa lý chỉ đạt 3 mẫu, về vi sinh đạt 85%. Quận 12, Bình Tân, Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn có tỷ lệ mẫu nước không đạt cao. Hiện nay, Bộ Y tế đã có quy chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt mới, với 99 chỉ tiêu. Vì vậy, nếu đánh giá chất lượng nước giếng khoan theo quy chuẩn này thì 100% mẫu sẽ không đạt, người dân sử dụng để uống trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoạt động khai thác ngầm tại thành phố tại nhiều quận huyện vẫn còn phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, lộ trình giảm khai thác nước dưới đất đã được UBND TP.HCM phê duyệt với mục tiêu: Đến cuối năm 2023, tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn TP.HCM còn 150.000 m3/ngày; đến cuối năm 2025, tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn thành phố còn 100.000 m3/ngày.

Trong năm 2021, TP.HCM đã giảm khai thác nước dưới đất 16.650 m3/ngày. Trong đó, lượng khai thác nước dưới đất hộ gia đình giảm 8.000 m3/ngày; trong khu chế xuất - khu công nghiệp giảm 1.650 m3/ngày; bên ngoài khu chế xuất - khu công nghiệp giảm 3.000 m3/ngày; lượng khai thác nước dưới đất của Sawaco giảm 4.000 m3/ngày.

Hiện có hai nhóm đối tượng sử dụng nước dưới đất là các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Trong đó, đối với doanh nghiệp nếu muốn sử dụng nước ngầm phải xin phép. Sở TN&MT yêu cầu các doanh nghiệp này phải có cam kết kế hoạch giảm hàng năm. Qua rà soát, kiểm tra, Sở TN&MT cấp phép lưu lượng khai thác giảm dần, thời hạn cấp phép tối đa 2 năm, có đơn vị 1 năm, sau thời hạn đó sẽ xem xét mới cấp lại.

Đối với người dân, hàng năm Sở TN&MT đều phối hợp với quận, huyện, phường, xã rà soát danh sách hộ dân sử dụng nước sạch sinh hoạt và nhận thấy số lượng hộ dân khai thác nước ngầm để sinh hoạt giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên, ở những khu vực có nhu cầu tưới tiêu nhiều như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh... thì việc hạn chế khai thác nước ngầm còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, Sở TN&MT đã lập kế hoạch hỗ trợ kinh phí lắp trám các giếng khoan cho người dân, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt.

Việc đảm bảo được nguồn nước sạch cho người dân sẽ nhanh chóng thực hiện thành công lộ trình hạn chế khai thác nước ngầm 

Để đảm bảo việc giảm khai thác nước dưới đất theo đúng lộ trình mà UBND TP.HCM đã phê duyệt, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng và địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất, trám lấp giếng theo quy định nhằm bảo vệ nguồn nước dưới đất, hạn chế các nguy cơ do khai thác nước dưới đất gây ra.

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước đến người dân, doanh nghiệp; quy định về thuế tài nguyên nước, phí cấp quyền khai thác cho các mục đích sử dụng nước; quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. 

 

Lan Như

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline