Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 23:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Đảm bảo đủ giống cây trồng khôi phục sản xuất sau bão số 3

Thứ năm, 19/09/2024 07:09

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khẩn trương thực hiện các giải pháp khôi phục sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt để đảm bảo sản xuất, đáp ứng nguồn cung thực phẩm kịp thời, nhất là cho dịp Tết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 18/9 tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 lên tới khoảng 312.000ha. Trong số đó, diện tích lúa bị ảnh hưởng 200.000 ha; rau màu 51.000 ha, riêng cây ngô 36.000 ha; 61.000 ha cây ăn quả, cây công nghiệp… Ước tính về kinh tế, bão lũ vừa qua đã làm lĩnh vực trồng trọt bị thiệt hại trên 4.000 tỷ đồng. Đây chỉ là con số ước tính đến thời điểm này, hiện nay, các địa phương đang tiếp tục thống kê, rà soát để có những số liệu cụ thể. 

Về khắc phục diện tích bị thiệt hại, đối với cây lúa, theo Bộ NN&PTNT nông dân cần tranh thủ làm vệ sinh đồng ruộng, tiêu thoát nước để chuẩn bị gieo trồng cây vụ Đông sớm, ưu tiên những loại rau ăn lá, rau ngắn ngày. Với rau màu, nông dân cần chủ động kiểm tra, thoát nước kịp thời, vệ sinh đồng ruộng, chủ động chuẩn bị đất hạt giống rau để gieo trồng lại với diện tích không có khả năng phục hồi những loại rau ăn lá, ngắn ngày, rau ưa nước để cung cấp rau kịp thời cho thị trường khi giáp vụ.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), để phục vụ cho vụ Đông Xuân 2024 - 2025, tổng nhu cầu cần thiết của các địa phương chịu thiệt hại là khoảng 15.000 tấn lúa giống, hơn 112 tấn hạt giống rau và 980 tấn hạt giống ngô. Hiện lượng dự trữ giống phù hợp trong kho dự trữ quốc gia có hơn 4.100 tấn lúa giống, 250kg hạt giống rau và hơn 257 tấn hạt giống ngô. Như vậy so với nhu cầu thực tế, vẫn còn thiếu khoảng hơn 10.000 tấn giống lúa cho sản xuất vụ đông xuân 2024 - 2025. 

Việc chuẩn bị sớm vật tư nông nghiệp và giống cây trồng là vô cùng cấp thiết, đặc biệt là lúa giống. Trước tình hình đó, Cục Trồng trọt đã có văn bản gửi các hội, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng và học viện, viện, trường đại học về việc chuẩn bị giống cây trồng nông nghiệp phục vụ sản xuất ở các tỉnh phía Bắc. Theo đó, các đơn vị xem xét, chủ động hỗ trợ giống cây trồng cho nông dân tại các địa phương bị ảnh hưởng lớn do mưa bão.

(Ảnh minh họa). 

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, nhiều diện tích rau màu sản xuất lớn bị thiệt hại; cây ăn quả, cây cảnh cũng bị ảnh hưởng và thiệt hại. Trước mắt, những vườn cây ăn trái, cây cảnh, những khu vực trồng rau màu áp dụng ngay các biện pháp mà Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn và có thể cứu được, rồi phục hồi trở lại.

Về nguồn cung lương thực, thực phẩm, Bộ NN&PTNT đang rất nỗ lực triển khai ngay các giải pháp ứng phó từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng như vấn đề rau màu, cây ăn quả… để đảm bảo nguồn cung cho cuối năm. Tuần tới, Bộ sẽ tổ chức hội nghị sản xuất cây vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc. Đây là vụ cây hàng năm, với diện tích sản xuất với khoảng 400.000 ha. Nếu sản xuất tốt cây vụ Đông sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm cho nội tiêu, đặc biệt là phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán. 

Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như chăn nuôi, thủy sản cũng đang được các lãnh đạo Bộ NN&PTNT kịp thời chỉ đạo cùng các giải pháp để phục hồi sớm. Qua đó, người dân tiếp tục kinh doanh, sản xuất ổn định và cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến trồng trọt.

Hàng năm, diện tích vụ Đông dao động 350.000 - 400.000 ha. Năm nay, ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp địa phương tối đa hóa diện tích cây vụ Đông. Những diện tích nào bị thiệt hại mất trắng, không có khả năng phục hồi sẽ đẩy sớm cây vụ Đông. Như vậy, diện tích cây vụ Đông sẽ tăng lên. Các địa phương sẽ phải cơ cấu lại và sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày để quay được nhiều vòng sản xuất trước khi bước vào vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025. Các địa phương cũng chủ động xin từ nguồn dự trữ quốc gia cũng như các doanh nghiệp cung ứng kịp thời nhất về cây giống.

Với phương châm mọi thứ vẫn phải nội lực tại chỗ, địa phương cũng phải chủ động phối hợp với các đơn vị của Bộ NN&PTNT, với các doanh nghiệp bảo đảm cung ứng toàn bộ các loại giống, các loại vật tư nông nghiệp, phục vụ cho vụ Đông sản xuất một cách sớm nhất, bảo đảm diện tích và năng suất. Cục Trồng trọt cũng đề nghị các đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng không nâng giá bán giống cây trồng trong dịp này nhằm góp phần giúp bà con nông dân giảm bớt khó khăn, khắc phục sản xuất để sớm ổn định đời sống. 

Cùng với ổn định sản xuất sau cơn bão số 3, ngành Nông nghiệp đang khẩn trương triển khai giải pháp ứng phó với tình hình áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4. Bão số 4 gây ra một đợt mưa khá lớn, tập trung ở các tỉnh như: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.

Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 3; trong bão được phòng, chống rất tốt, nhưng hoàn lưu sau bão gây ra thiệt hại rất lớn; chính vì vậy, tuyệt đối không được chủ quan. Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương tập trung vào các công việc cụ thể như: tiếp tục kêu gọi các tàu thuyền phải vào bờ; tập trung rà soát tình trạng ngập lụt và có phương án sơ tán dân...Các địa phương cũng hướng dẫn thu hoạch, đảm bảo nuôi trồng thủy sản; kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ; tập trung thu hoạch diện tích lúa với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", tránh thiệt hại nặng khi bão đổ bộ.../.

 

 

Minh Anh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline