Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 19:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ ba, 01/07/2025

Đảm bảo chất lượng vùng trồng ớt xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Thứ bảy, 19/04/2025 06:04

TMO - Để xuất khẩu an toàn ớt tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc, ớt không mang đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm, đất và tàn dư thực vật và tuân thủ các luật, quy định kiểm dịch thực vật có liên quan của Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả ớt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Theo Nghị định thư, để xuất khẩu an toàn ớt tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc, ớt không mang đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm, đất và tàn dư thực vật và tuân thủ các luật, quy định kiểm dịch thực vật có liên quan của Trung Quốc.

Các đối tượng kiểm dich thực vật mà Trung Quốc quan tâm là: Aleurodicus dispersus, Bactrocera correcta, Bactrocera latifrons, Phenacoccus solenopsis, Asphondylia capsicicola.

Tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký bởi được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (MAE) và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) phê duyệt. Thông tin đăng ký sẽ bao gồm tên, địa chỉ và mã số để bất cứ khi nào phát hiện có sản phẩm không tuân thủ yêu cầu cũng có thể truy xuất được nguồn gốc một cách chính xác.

Danh sách đăng ký sẽ được Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuyển đến Tổng cục Hải quan Trung Quốc để phê duyệt trước khi xuất khẩu và sẽ được cập nhập thường xuyên. GACC sẽ công bố danh sách trên trang web của mình sau khi xem xét và phê duyệt. Những mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đã được đăng ký và phê duyệt sẽ được tiếp tục sử dụng sau khi Nghị định thư này được ký. 

Các vùng trồng ớt phải kiểm soát được các đối tượng dịch hại ảnh hưởng đến chất lượng. 

Dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tất cả các vùng trồng đăng ký xuất khẩu ớt sang Trung Quốc phải thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống truy xuất nguồn gốc, áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện vệ sinh cho việc trồng ớt, ví dụ: duy trì môi trường sản xuất ớt cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ kịp thời các nguồn bệnh thực vật. Đồng thời, cũng phải áp dụng chương trình Quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) bao gồm giám sát và điều tra sinh vật gây hại, biện pháp vật lý, hóa học hoặc sinh học, hoạt động nông nghiệp và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sinh vật gây hại khác.

Các vùng trồng đã đăng ký sẽ phải thực hiện giám sát sinh vật gây hại và quản lý toàn diện đối với các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Hoạt động giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, và cán bộ kỹ thuật phải được tập huấn bởi Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoặc đơn vị do Bộ ủy quyền.

Hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại của tất cả các vùng trồng phải được lưu giữ trong ít nhất 2 năm và cung cấp cho GACC khi có yêu cầu. Hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại ít nhất phải bao gồm các thông tin chi tiết như ngày giám sát, tên sinh vật gây hại được phát hiện, các biện pháp kiểm soát được thực hiện, ngày áp dụng biện pháp, tên hoạt chất và nồng độ của các hóa chất được sử dụng.

Với sinh vật gây hại là Bactrocera correcta và B. latifron, các vùng trồng phải tiến hành giám sát trực quan và theo dõi bẫy trong suốt mùa vụ, sử dụng bẫy pheromone hoặc bẫy dính màu vàng. Nếu phát hiện thấy B. correcta và B. latifrons thì phải áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Ớt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc phải được khử trùng và xử lý lạnh dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Biện pháp xử lý lạnh được thực hiện sau khi khử trùng. Trong trường hợp xử lý lạnh trong quá trình vận chuyển, phải theo dõi nhiệt độ tâm quả và Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ xác nhận việc tuân thủ trước khi xuất khẩu. Nhiệt độ tâm quả trong quá trình vận chuyển phải đáp ứng các thông số xử lý lạnh. Phải lưu giữ hồ sơ theo dõi nhiệt độ của sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

Với sinh vật gây hại là: Aleurodicus dispersus, Phenacoccus solenopsis và Asphondylia capsicicola, các vùng trồng phải tiến hành giám sát 2 tuần/lần trong suốt mùa vụ để kiểm tra sự xuất hiện của các loài Aleurodicus dispersus, Phenacoccus solenopsis và Asphondylia capsicicola trên quả, cành, thân và lá. Nếu phát hiện thấy bất kỳ loài sinh vật gây hại hoặc các triệu chứng tương ứng của chúng, cần áp dụng ngay lập tức các biện pháp cần thiết, bao gồm các biện pháp hóa học và sinh học, để kiểm soát quần thể sinh vật gây hại hoặc duy trì tình trạng ít nhiễm sinh vật gây hại.

Việc chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển lô hàng ớt chịu sự giám sát của ngành chức năng. 

Việc chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển lô hàng ớt xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được giám sát bởi cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoặc cán bộ được Bộ ủy quyền. Các cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu sang Trung Quốc phải có mặt sàn cứng, sạch sẽ và vệ sinh, có khu vực tiếp nhận nguyên liệu và kho thành phẩm. Khu vực chế biến, đóng gói, bảo quản và các khu vực chức năng khác của ớt xuất khẩu sang Trung Quốc phải được bố trí hợp lý, tách biệt với khu vực sinh sống ở khoảng cách thích hợp.

Trong quá trình đóng gói, ớt phải được lựa chọn, phân loại và rửa để đảm bảo loại bỏ côn trùng, nhện, động vật thân mềm, các quả bị bệnh hoặc thối, hạt cỏ hoặc mảnh vụn thực vật và đất. Vật liệu đóng gói phải sạch, vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Vật liệu đóng gói gỗ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc tế số 15 về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM 15).

Phương tiện vận chuyển hoặc container chở ớt để xuất khẩu sang Trung Quốc phải được kiểm tra độ sạch tại thời điểm xếp hàng. Container phải được niêm phong và phải còn nguyên niêm phong khi đến điểm nhập cảnh Trung Quốc. Cơ sở đóng gói đã đăng ký phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo rằng ớt xuất khẩu sang Trung Quốc có thể được truy xuất nguồn gốc.

Trong năm đầu tiên thực thi Nghị định thư, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Nếu trong năm đầu tiên này không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy bất kỳ đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm còn sống, tàn dư thực vật hoặc đất, lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nghị định thư cũng nêu rõ: Các lô hàng ớt từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không được phê duyệt sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong trường hợp phát hiện lô hàng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy. Sau khi ký Nghị định thư, với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, GACC có thể cử các chuyên gia kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra trực tiếp hoặc trực tuyến tại các vùng sản xuất ớt ở Việt Nam để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu liên quan nhằm không làm gián đoạn thương mại.

Việt Nam sở hữu khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất phù hợp để canh tác cây ớt quanh năm. Các vùng đất phù sa màu mỡ như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên hay miền Đông Nam Bộ là những khu vực lý tưởng để trồng ớt với năng suất cao và chất lượng ổn định. Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu cho cây ớt không quá cao, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận mô hình canh tác mà không cần vốn quá lớn.   

Không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa, ngành trồng ớt Việt Nam còn có tiềm năng lớn trong các thị trường xuất khẩu khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU đang ngày càng quan tâm đến sản phẩm ớt từ Việt Nam nhờ vào chất lượng ổn định và giá thành hợp lý. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, giá trị xuất khẩu ớt sang các thị trường đạt đạt 68,8 triệu USD; trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất./.

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline