Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 22:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Đảm bảo an toàn vùng nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão

Thứ tư, 18/09/2024 14:09

TMO - Nhằm chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lớn đang diễn ra trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công điện khẩn yêu cầu các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Trong đó, có phương án chủ động đảm bảo an toàn nuôi trồng thủy sản.

Hà Tĩnh có 137km bờ biển và hệ thống ao hồ, sông suối khá dày đặc. Với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua tại hầu hết các địa phương ven biển như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh…người dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi trồng thủy quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, bão lũ gần 4.100 ha nuôi trồng thủy sản và hơn 200 lồng, bè tại Hà Tĩnh đang được người dân triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ thiệt hại do bão, lũ gây ra.  

Cán bộ, nhân viên Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động các phương án phòng chống bão lũ, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do mưa lũ gây ra. 

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, người nuôi trồng thủy sản tại huyện Thạch Hà đã chủ động các phương án ứng phó. Chị Nguyễn Thị Hạnh (xã Thạch Trị) đang nuôi tôm trên diện tích hơn 10 ha. Chị Hạnh cho biết: “Công sức nuôi trồng, chăm sóc cả mấy tháng trời trông vào đây cả nên trước diễn biến mới của mưa bão, tôi đã phải thu tỉa để bán bớt số lượng tôm. Đồng thời, gia cố ao nuôi, kiểm tra hệ thống kênh thoát nước, dùng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp bao quanh ao nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra”.

Chị Nguyễn Thị Hạnh (xã Thạch Trị) tranh thủ thu hoạch tôm trước mưa bão. 

Cũng như Chị Hạnh, anh Văn Sơn (Xã Thạch Mỹ, huyện Thạch Hà) đã chủ động kiểm tra lại hệ thống điện, máy phát, khơi thông hệ thống thoát nước, đặt ống xả tràn, chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước ao nuôi tôm khi cần thiết. Các vật tư quan trọng như vôi bột, khoáng chất, men vi sinh… cũng được bổ sung vào kho để phục vụ xử lý môi trường.

Trong nuôi tôm, cá cần đặc biệt lưu ý kiểm tra môi trường sau mưa lớn để phòng chống dịch bệnh.

Ông Lê Hồng Cơ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Toàn huyện hiện có hơn 460 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi mặn lợ 305 ha. Trong mùa mưa lũ, huyện đã tuyên truyền, khuyến cáo người dân kịp thời khai thác sản phẩm khi đến vụ thu hoạch. Tiến hành nâng cấp ao nuôi, chuẩn bị ngư lưới cụ để hạn chế thủy sản thất thoát khi mưa lũ làm ngập hoặc vỡ ao nuôi và có các phương án xử lý dịch bệnh phù hợp”.

Trao đổi với phóng viên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng cho biết, đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền, ban hành văn bản tập trung ứng phó với mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời khuyến cáo các địa phương và người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, bố trí nhân lực, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa thiệt hại.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng, trước khi mưa lũ xảy ra người dân cần nhanh chóng thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đã đạt kích cỡ thương phẩm; chủ động sửa chữa, gia cố bờ ao, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống; nạo vét kênh mương, đặt ống xả tràn, kiểm tra hệ thống dây neo, phao lồng; che chắn, vệ sinh lồng bè thông thoáng, khi cần thiết có thể di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, đảm bảo an toàn. 

Thông tin từ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, hiện nay, tổng diện tích thủy sản đang nuôi (tôm, cá, nhuyễn thể...) khoảng 4.011 ha, sản lượng chưa thu hoạch ước khoảng 4.354 tấn. Ngoài ra, toàn tỉnh đang có 77.399m3 với 238 hộ nuôi lồng, bè. Trong đó, 196 lồng nuôi cá (29.099m3), nuôi bè (nuôi hàu) đạt 48.300m3; sản lượng chưa thu hoạch khoảng khoảng 196 tấn.

 

 

Thu Hường

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline