Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/10/2024 02:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Thứ năm, 03/10/2024

Đảm bảo an toàn trong quản lý, phát triển cây xanh đô thị

Thứ tư, 02/10/2024 15:10

TMO - Hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và bảo đảm an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. 

Trong thời gian qua, công tác quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bước đầu đạt được những kết quả: Việc triển khai đầu tư đã đạt được tỷ lệ diện tích đất cây xanh đô thị theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm; số lượng cây xanh trên các tuyến phố tăng, chủng loại cây ngày càng đa dạng, đồng đều về kích thước, chiều cao, khoảng cách cây trồng, đường kính cây; tỷ lệ cây trồng phù hợp với từng loại đường phố, điều kiện khí hậu, mang bản sắc địa phương được tăng lên đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị;

Cây xanh được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn; việc tổ chức trồng, chăm sóc, bảo vệ và quản lý cây xanh công cộng đô thị đã cơ bản đảm bảo đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và được các tổ chức đoàn thể, nhân dân quan tâm chú trọng; một số đô thị trên địa bàn tỉnh luôn duy trì việc trang trí bằng hoa, cây cảnh vào các dịp lễ, Tết góp phần tạo lập không gian cảnh quan và cải thiện mỹ quan đô thị.

Số lượng cây xanh trên các tuyến phố trên địa bàn tỉnh tăng, chủng loại cây ngày càng đa dạng. 

Tuy nhiên trong việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị hiện nay tại các địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa quan tâm lập kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn theo quy định; chưa lập danh sách, phân loại cây kèm theo bản vẽ vị trí cây cho từng tuyến phố dẫn đến việc quản lý cây xanh đô thị thiếu tính khoa học và hệ thống; chưa thực hiện thống kê về số lượng, đánh số cây, treo biển tên; chưa định kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng, tình trạng phát triển của cây làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch cắt tỉa, chặt hạ, dịch chuyển, chăm sóc, bảo vệ cây hàng năm; một số tuyến đường đô thị cây xanh do người dân, doanh nghiệp tự trồng nhưng không thống nhất về chủng loại, chiều cao, tuổi cây nên chưa đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị.

Tình trạng xâm hại cây xanh dưới nhiều hình thức, từ chủ động phá hoại đến sự thiếu ý thức trong quá trình thi công các công trình khiến hệ thống cây xanh đối mặt với những rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; một số tuyến đường chưa ngầm hóa hệ thống lưới điện nên xảy ra tình trạng xung đột lưới điện với cây xanh, cây xanh bị khai quang nhiều lần để đảm bảo an toàn đường điện dẫn đến lệch tán, thân nghiêng cùng với việc trồng cây chưa đúng quy cách (không đảm bảo chiều sâu hố đào, biện pháp chống giữ thân cây không đảm bảo) dẫn đến dễ gây ra gãy đổ trong mùa mưa bão. 

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và bảo đảm an toàn trong phát triển cây xanh đô thị.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị theo quy định tại Điều 9, 10 Nghị định số 64 ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Điều 5 Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 69 ngày 8/12/2021 của UBND tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ thiết kế cây xanh trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo phân cấp.

Chủ đầu tư các dự án khi lập thiết kế các hạng mục khuôn viên cây xanh, cảnh quan, cây trồng trên các tuyến đường giao thông phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện trồng cây đúng theo chủ trương đầu tư, thiết kế đã được phê duyệt và phù hợp với tiến độ xây dựng công trình.

Kiểm soát chặt chẽ công tác trồng cây xanh của các nhà thầu thi công, đảm bảo thực hiện trồng cây đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, đảm bảo an toàn và đồng bộ với việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng, thiết kế và thi công hố trồng cây với kích thước, chiều sâu hố đào đúng theo quy định để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nghiêng ngả, đổ khi có gió lớn.

Trong thời gian chưa bàn giao các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án cho đơn vị tiếp nhận theo quy định thì phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, định kỳ duy tu, bảo trì với hạng mục cây xanh cảnh quan, khu vườn hoa, công viên, mặt nước..., tránh hiện tượng công trình xuống cấp gây mất mỹ quan, không có hiệu quả khai thác, sử dụng cho nhân dân trong dự án và khu vực lân cận.

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và bảo đảm an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Ảnh: BBG. 

Các đơn vị thi công khi thi công các công trình ngầm và các công trình trên mặt đất có trách nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh đã có trong và xung quanh khu vực công trường; không được lấy thân cây làm chỗ tựa, đỡ để kéo sắt, thép, cấu kiện vật liệu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

Khi sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang công trình hạ tầng kỹ thuật, cải tạo vỉa hè, hệ thống thoát nước, đường điện, cáp thông tin, đường ống nước sạch… có hệ thống cây xanh đô thị hiện hữu phải thông báo, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức được phân cấp quản lý hệ thống cây xanh để bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật và sự an toàn cây xanh. Chỉ được chặt hạ hoặc dịch chuyển các loại cây xanh khi có giấy phép theo quy định (trừ trường hợp được miễn giấy phép).

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm việc cấp giấy phép chặt hạ, di chuyển cây xanh đô thị; chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp cùng đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên, vườn hoa, thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị trên địa bàn.

Đối với cây xanh sử dụng hạn chế (cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng): thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị quản lý và sử dụng thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn; kiểm tra công tác quản lý, chăm sóc định kỳ đối với cây xanh trong khuôn viên quản lý.

Thực hiện công tác cắt tỉa cây bóng mát theo đúng quy trình kỹ thuật; kiểm tra, rà soát số lượng cây bóng mát nguy hiểm không đảm bảo an toàn (như: sâu, bệnh, già cỗi, sam thân, bọng gốc, nghiêng, có khả năng gãy đổ, cành nhánh có dấu hiệu nứt, giảm neo bám vào thân cây chính...), nguy cơ gây mất an toàn trong mùa mưa bão để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Bố trí nhân lực, các phương tiện, máy móc đảm bảo hoạt động hiệu quả trong trường hợp cần thiết ứng phó với các tình huống thiên tai, khắc phục hậu quả sau thiên tai; tổ chức ứng trực, xử lý kịp thời các trường hợp cây đổ, gãy cành.../.

 

Hồng Nhung 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline