Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa lũ

Thứ sáu, 19/07/2024 14:07

TMO - Thành phố Hải Phòng xác định, công tác phòng, chống, chăm sóc, bảo vệ cho vật nuôi trong mùa mưa lũ là hoạt động cần thiết, quan trọng và có tính ưu tiên cao. 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, năm 2024 nguy cơ xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan, bất thường, trái quy luật sẽ diễn biến rất phức tạp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đã có văn bản đề nghị các đơn vị, địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa lũ 2024, đồng thời hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa lũ với các giải pháp sau:

Trước mùa mưa bão: Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết, mưa cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả khi mưa bão, lũ lụt hoặc dịch bệnh xảy ra sau đó.

Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt: Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông, bờ suối, ta luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Thực hiện kiểm tra và gia cố vững chắc chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra.

Thức ăn: Làm sàn kê cao, vải nilon che mưa. Căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của cơ sở chăn nuôi để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi. Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt. Nước uống: Dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.

Các địa phương cần che chắn chuồng trại cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn cho đàn vật nuôi. Ảnh: BNN. 

Đối với những vùng bị ngập lụt: Chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống để đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhân viên thú y tại địa phương, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn có mặt tại thời điểm tiêm phòng. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng. Kiểm đếm, đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, hoặc đến khối lượng xuất bán. Kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như hố ủ phân, bể lắng, công trình biogas. Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi, vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt: Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết. Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập bằng các phương tiện vận chuyển như ghe, xuồng, bè... nhưng phải đảm bảo tuyệt đối đến tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi. Không tập trung, làm lán nuôi giữ vật nuôi trên đê, đường giao thông gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. Làm nhà tạm cho vật nuôi: Dựng lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi. Có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài.

Công tác phòng chống dịch bệnh được nhấn mạnh với việc triển khai các giải pháp như: Lũ lụt làm cho mầm bệnh theo nước lũ phát tán đi khắp nơi. Lũ lụt càng lớn, quy mô càng rộng thì sự lan truyền mầm bệnh càng tăng, mức độ nguy cơ rủi ro càng cao. Mặt khác, khi di chuyển đàn vật nuôi tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt sẽ làm suy giảm đáng kể sức chốngchịu bệnh tật ở vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường quang chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 tuần 1 - 2 lần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi nước rút đến đâu dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó.

Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác, cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển (nếu có) để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đối với xác vật nuôi chết: Cách xử lý hiệu quả nhất là đốt xác vật chết (nếu có thể thực hiện), phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác động vật chết, chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cần được đẩy mạnh triển khai nhất là trong mùa mưa lũ. 

Sau mưa bão, lụt: Sau lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào cỏ cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng, không cho uống nước bị ô nhiễm.

Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục. Vệ sinh môi trường: Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các mầm bệnh.

Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò, tai xanh ở lợn...Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

Tăng cường cán bộ về tận các thôn, xã cùng với lực lượng thú y cơ sở kiểm tra các cơ sở chăn nuôi để hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do mưa lũ. Tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng ở những vùng trũng, ngập lụt kéo dài, vùng có nguy cơ cao… Đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ hoặc tiêm phòng bổ sung đầy đủ các loại vacxin cho đàn vật nuôi đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi theo hướng dẫn của nhân viên thú y tại địa phương, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn có mặt tại thời điểm tiêm phòng.

Để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục chăn nuôi, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch, được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.

Tính đến tháng 5/2024 tổng đàn gia súc, gia cầm toàn thành phố hiện có như sau: Tổng đàn trâu đạt 4.148 con, bằng 96,51% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn bò đạt 7.071 con, bằng 95,52% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn duy trì được xu hướng tăng chủ yếu ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn, nuôi gia công cho các doanh nghiệp. Tổng đàn lợn hiện có ước đạt 148.015 con, bằng 100,64% so với cùng kỳ năm trước. Tổng đàn gia cầm ước đạt 8.185,1 nghìn con, bằng 100,68% so cùng kỳ năm trước; trong đó đàn gà ước đạt 6.801,3 nghìn con, bằng 103,76%.  

Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, UBND thành phố đã ban hành công điện gửi các quận, huyện về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Theo Chi cục Chăn nuôi- Thú y, 6 tháng đầu năm 2024 dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố; trong đó 44 xã của 13 tỉnh, thành phố có dịch lở mồm long móng; 34 tỉnh, thành phố phát hiện động vật nghi mắc bệnh dại; trên 60 xã của 9 tỉnh có dịch viêm da nổi cục; 7 tỉnh xảy ra cúm gia cầm A/H5N1, đặc biệt có 1 người chết vì nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H5N1 và 1 người nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H9N2.

Tại Hải Phòng, từ cuối tháng 5/2024, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại xã Ngũ Đoan (huyện Kiến Thụy) phải tiêu hủy 216 con lợn với tổng trọng lượng 8.428 kg .Sau khi bùng phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, hiện dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục xuất hiện tại thôn Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương khiến người dân lo lắng.  

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các huyện, quận chỉ đạo phòng, cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm, bảo đảm kế hoạch thành phố giao.

Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc người chăn nuôi chủ động tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm phòng vắc xin bổ sung cho đàn vật nuôi, tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn; đặc biệt đối với bệnh dại, cúm gia cầm, Niu-cát-xơn ở gà, lở mồm long móng gia súc, tai xanh, dịch tả lợn, dịch tả lợn châu Phi, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; nhất là tại các đầu mối giao thông, bến phà, bến đò, tiếp giáp với các tỉnh, thành phố khác. Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị, vùng ổ dịch cũ.../.

 

 

Quang Hiếu 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline