Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Đảm bảo an ninh môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội

Thứ bảy, 26/11/2022 09:11

TMO - UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành văn bản số 1414 /UBND-KT về việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Thường xuyên giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết ngăn chặn những “điểm nóng về môi trường”; quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường theo quy định.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thẩm định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản. Thực hiện tốt công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm an ninh môi trường trên không gian mạng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát biến đổi khí hậu. Chịu trách nhiệm đôn đốc và tổng hợp báo cáo, đánh giá việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu.

UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường 

Sở Kế hoạch và Đầu tư nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư, thu hút đầu tư theo hướng không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá để bảo đảm an ninh môi trường (bảo đảm sự an toàn của con người, bảo đảm sự ổn định về chính trị, an toàn xã hội, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội trước đe dọa của môi trường sinh thái), xác định lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.

Chủ trì tham mưu xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; trong quá trình lập quy hoạch phải tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp xử lý; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường. Quan tâm dự báo sớm các tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân sinh, các vấn đề có tính chất phức tạp được người dân quan tâm trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Tăng cường công tác đôn đốc, yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ đối với các dự án đầu tư theo quy định nhằm kịp thời theo dõi, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường đấu tranh, phản bác lại những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, lợi dụng những hạn chế, bất cập về an ninh môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung để kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ nội bộ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc… 

UBND các huyện, thành phố chú trọng công tác xây dựng các quy hoạch theo thẩm quyền mang tính đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trong quá trình lập quy hoạch phải tính đến các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp xử lý; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường. Quan tâm phát triển mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Khi xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, đề án chính sách, pháp luật về an ninh môi trường, quan tâm dự báo sớm các tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân sinh, các vấn đề tính chất “phức tạp”, “nhạy cảm” được người dân quan tâm; kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

UBND tỉnh cũng giao các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh, Quỹ Bảo vệ môi trường, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh môi trường để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn…

Công tác kiểm soát chất lượng môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản được UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo 

Trước đó, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26. Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Sở TN&MT chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện các nội dung trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trồng rừng, phát triển rừng; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao chất lượng, trữ lượng các-bon rừng và quản lý rừng bền vững. Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất.

Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; giảm tiêu thụ các chất làm lạnh (HFCs) trong công nghiệp. Triển khai các biện pháp về chuyển đổi năng lượng, phát triển và năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời,.... tăng cường tuyên truyền đến các đối tượng sử dụng điện thực hiện sử dụng tiết kiệm điện; Cải tiến, phát triển và áp dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng. Nghiên cứu, phát triển và áp dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở...

 

 

Bích Hòa 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline