Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 15:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

 Đắk Lắk suy giảm hơn 2.300ha rừng tự nhiên

Thứ ba, 08/10/2024 12:10

TMO - Công tác quản lý dự án nông, lâm nghiệp thuê đất, thuê rừng tại Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, dẫn đến suy giảm hơn 2.300ha rừng tự nhiên. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã có báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 và việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đến năm 2023.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2021 đến tháng 6.2024, lực lượng kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng, chủ rừng kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ xử lý 4.224 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Trong đó, hành vi phá rừng trái pháp luật xảy ra 2.732 vụ chiếm hơn 64%, với diện tích rừng bị thiệt hại 880ha (chủ yếu xảy ra ở địa bàn huyện Ea Súp). 

Sở NN&PTNT nhận định, việc quản lý các dự án nông lâm nghiệp thuê đất, thuê rừng của UBND cấp huyện còn nhiều hạn chế; một số dự án buông lỏng quản lý, dẫn đến suy giảm diện tích rừng và đất bị xâm canh lấn chiếm với số lượng lớn. Tính đến cuối năm 2023, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm tại các dự án là hơn 2.300ha (diện tích giao làm dự án là hơn 12.571ha được giao quản lý, bảo vệ); diện tích đất của các dự án bị lấn chiếm, tranh chấp hơn 6.705ha.

Đắk Lắk bị suy giảm hơn 2.300ha rừng tự nhiên.  

Về nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị suy giảm, theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh, do các đơn vị chủ rừng, nhất là các công ty lâm nghiệp không đủ lực lượng chuyên trách để bảo vệ rừng, nguồn thu nhập của các đơn vị chủ yếu là từ tiền hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng nghèo kiệt, chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu. Do đó, không đảm bảo tiền lương cho cán bộ, công nhân viên, có đơn vị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động 8 đến 12 tháng, đến nay chưa có hướng giải quyết... Chỉ trong 5 năm trở lại, tại các công ty lâm nghiệp đã có hơn 150 người xin nghỉ việc dẫn đến không thể thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Điều này dẫn đến không thể thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. 

Bên cạnh đó, kinh phí thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh mặc dù được trung ương cấp trong năm 2022 và 2023 với số tiền là 37 tỷ đồng nhưng do vướng mắc về các quy định của pháp luật nên không còn nội dung chi. Trong khi các đơn vị chủ rừng nhất là các công ty lâm nghiệp đang thiếu kinh phí để trả lương cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động thiết yếu khác.

Ngoài ra, áp lực từ dân di cư tự do, nhất là người dân tộc phía Bắc di cư sống sinh sống trong rừng, gần rừng, người dân phá rừng để lấy đất ở, canh tác, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và săn bắt động vật rừng để kiếm kế sinh nhai. Giai đoạn 2005-2023 có trên 2.000 hộ dân (khoảng 10.000 người) di cư tự do đến Đắk Lắk đã gây áp lực lớn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Đặc biệt, tồn tại nhiều điểm dân di cư tự do trong lâm phần các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các công ty lâm nghiệp đang là các điểm nóng trong việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép tại huyện: Buôn Đôn, Cư M'gar, M'Đrắk, Krông Bông.

Với những tồn tại trên, Sở NN&PTNT Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh giảm chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng tại Nghị quyết số 29, đề xuất giảm tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 là 38,06%. Trong trường hợp HĐND tỉnh giữ nguyên chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng, sở này đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn lực gần 1.900 tỷ đồng cho giai đoạn 2020-2025.

Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT xác định sẽ tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục kiện toàn, củng cố nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; siết chặt kỷ cương, pháp luật trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương, trong đó có các dự án (nêu trên). Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng.

Sở NN&PTNT Đắk Lắk kiến nghị Trung ương xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù vùng Tây Nguyên để quản lý bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả.... Cho phép sử dụng hợp lý một phần đất lâm nghiệp không có rừng để bố trí đất sản xuất cho người dân thực hiện theo Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030; ban hành chính sách hỗ trợ đặt hàng bảo vệ rừng tự nhiên nghèo cho đối tượng được giao quản lý rừng nghèo khác ngoài nhà nước;

Đồng thời, ban hành tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng rừng sát thực tế và bố trí bảo đảm nguồn lực tài chính, nâng mức hỗ trợ tương ứng cho công tác bảo vệ rừng và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng phù hợp, bảo đảm coi làm rừng thực sự là một nghề.../.

 

 

Huy Trung

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline