Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 07:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Đặc sắc phong tục đón Tết Nguyên đán của nhiều nước trên thế giới

Chủ nhật, 22/01/2023 06:01

TMO - Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vào dịp năm mới, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà cửa bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Mỗi năm, trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong năm tại Trung Quốc 

Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại ngon, cùng với đường và gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn gắn bó với nhau bền vững.

Hàn Quốc

Tết Âm lịch, hay còn được gọi là Seollal, là một trong những kỳ nghỉ truyền thống quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Khi gặp nhau vào ngày tết, người Hàn Quốc thường nói câu “Saehae bok mani badeuseyo (Chúc gặp nhiều may mắn trong năm mới).

Người Hàn Quốc lập bàn charye (thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên) và sebae (nghi thức cúi lạy, thể hiện sự kính trọng của người trẻ đối với người lớn tuổi trong gia đình) và chúc nhau may mắn trong năm mới. Ở Hàn Quốc, món nhiều người ăn vào ngày tết là tteokduk (súp bánh gạo). Ở nước này, có nhiều quà tết cho các thành viên gia đình và bạn bè như thịt hộp Spam, tiền mặt, thịt, cá, trái cây, nhân sâm, dầu gội đầu, kem đánh răng và bánh hangwa...

Triều Tiên

Tết năm mới được gọi là Seol. Trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên. Tết Nguyên đán ở Triều Tiên cũng là thời gian để mọi người sum họp bên gia đình. Về ẩm thực trong dịp năm mới, Triều Tiên có bánh Songpyeon, một loại bánh gạo có hình trăng khuyết. Loại bánh truyền thống này chứa đựng quan niệm của người xưa “trăng khuyết rồi sẽ lại đầy”, như cuộc đời vẫn đổi thay, nhưng tinh thần thì luôn hướng tới những điều tốt đẹp.

Indonesia

Tại Indonesia, Tết Nguyên đán còn gọi là Imlek, được tổ chức vào ngày 1/1 Âm lịch hàng năm giống với Việt Nam hay Trung Quốc. Từ năm 2002, Indonesia công nhận Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quốc gia của đất nước Hồi giáo này.  Người dân thường sơn lại cửa sổ, cửa ra vào và dán chữ “Phúc” bằng tiếng Hán trước cửa. Theo quan niệm truyền thống, vào thời khắc Giao thừa, thần tài sẽ tới thăm từng nhà nên những cánh cửa cần được trang trí thật đẹp.

Múa rồng trong Tết Nguyên đán ở khu chợ Pasar Gede, Indonesia (ảnh: Papper) 

Trong những ngày Tết, họ thường ăn bánh tổ, một món bánh truyền thống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bánh tổ được chế biến từ bột gạo nếp, thường dùng để cúng lễ hoặc làm món tráng miệng. Tại thành phố Singkawang, hàng năm đều tổ chức lễ hội mừng năm mới Cap Go Meh (tạm dịch là Lễ múa rồng). Vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, những người đàn ông, phụ nữ trong trang phục sặc sỡ và dùng que kim loại đâm xuyên qua má (gọi là Tatung) sẽ tham gia vào cuộc diễu hành trên đường phố. Đây là một phong tục pha trộn giữa các dân tộc người Hoa và người gốc Indonesia tại Singkawang.

Malaysia

Với gần 1/4 dân số là người gốc Hoa, Tết Nguyên đán tại Malaysia được tổ chức rất hoành tráng và sôi động. Trong 2 tuần nghỉ lễ, người dân sẽ trang trí nhà cửa bằng hoa tươi, câu đối, tranh vẽ... đa phần đều mang sắc đỏ với hy vọng về năm mới bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó,  một thông lệ độc đáo diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội Chap Goh Mei (tiếng Phúc Kiến có nghĩa là đêm thứ 15 của Tết nguyên đán) dành riêng cho những cô nàng độc thân, còn được coi là ngày Valentine của người Malaysia gốc Hoa.

Tương truyền vào Tết Nguyên tiêu (15.1 âm lịch), những cô gái chưa lập gia đình sẽ đến tham dự và ném những quả quýt có ghi ước nguyện của mình xuống biển. Các thiếu nữ ném quýt xuống biển với niềm tin nếu vớt được quýt sẽ lấy được tấm chồng tốt.

Philippines

Philippines được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết Âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hoá châu Á. Năm 2012, Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Hoạt động đón mừng năm mới của người  Philippines luôn có các màn múa lân, múa rồng. Ẩm thực trong ngày Tết là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên. Sự hoà quyện các nguyên liệu của bánh Tikoy có ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn bên nhau.

Ấn Độ

Tết Âm lịch tại Ấn Độ được gọi là lễ hội Holi hay còn được biết đến với cái tên Lễ hội của màu sắc. Lễ hội Holi được xem là một trong những lễ hội vào mùa Xuân quan trọng nhất trong năm của người dân Ấn Độ. Lễ hội Holi là sự đánh dấu thời điểm kết thúc của một mùa Đông khắc nghiệt và để chào đón một mùa Xuân tươi mới. Bên cạnh đó, người Ấn Độ cũng cho rằng, nắng ấm của mùa Xuân sẽ giúp xua tan đi cái lạnh mùa Đông, giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác. Trong ngày lễ Holi có diễn ra một sự kiện vô cùng độc đáo và nổi tiếng là mọi người sẽ ném bột màu vào nhau dù có quen nhau hay không.

Mông Cổ 

Tết Âm lịch ở Mông Cổ còn gọi là Tết Tháng trắng. Đây là thời điểm quan trọng trong năm báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa Đông lạnh giá và mùa Xuân ấm áp, là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ. Để chào đón năm mới, người Mông Cổ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, sắm sửa những bộ trang phục truyền thống mới và chuẩn bị các món ăn truyền thống. Món ăn truyền thống trong dịp Tết là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông hay với nho khô…Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục truyền thống. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng, cùng nhau trò truyện, trao đổi các món ăn và thưởng thức.

 

 

PV 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline