Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 12:07

Tin nóng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ tư, 02/07/2025

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên

Thứ hai, 24/02/2025 17:02

TMO - Nhà máy điện rác tại Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư lên đến 2.021 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 9,387 ha.

Dự án do Công ty CP Môi trường Việt Nam làm chủ đầu tư, triển khai tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu. Hiện nay, các công tác san lấp mặt bằng đã được tiến hành để chuẩn bị cho quá trình xây dựng.

Nhà máy được thiết kế với công suất xử lý 650 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp thông thường và rác thải từ nông lâm nghiệp. Dự kiến, nhà máy sẽ vận hành từ quý IV năm 2026 và có khả năng phát điện công suất 18MW, góp phần cung cấp điện cho lưới điện quốc gia.

Điểm nổi bật của nhà máy là công nghệ lò ghi cơ học của Tập đoàn Martin (Đức) – một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này được thiết kế để xử lý rác thải có thành phần phức tạp, độ ẩm cao và nhiệt trị thấp, phù hợp với đặc điểm rác thải sinh hoạt tại Việt Nam.

Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý đốt rác triệt để, thu hồi nhiệt để phát điện, đồng thời đảm bảo giảm thiểu lượng tro bay và tro xỉ sau quá trình đốt. Công nghệ lò ghi cơ học Martin SITY 2000 còn có ưu điểm là dễ dàng bảo dưỡng, thay thế thiết bị khi cần thiết, giúp kéo dài tuổi thọ của nhà máy và giảm chi phí vận hành.

Hiện nay, rác thải sinh hoạt tại Đà Nẵng chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn, gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, nước ngầm và nguy cơ quá tải. Khi đi vào hoạt động, Nhà máy điện rác sẽ giúp giảm đáng kể lượng rác phải chôn lấp, đồng thời chuyển hóa rác thải thành nguồn năng lượng hữu ích.

Hiện nay, rác thải sinh hoạt tại Đà Nẵng chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. (Ảnh minh họa). 

Dự án cũng giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính và hạn chế ô nhiễm môi trường từ các bãi rác lộ thiên. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu áp dụng công nghệ đốt rác phát điện hiện đại, lượng khí thải ra môi trường sẽ ít hơn đáng kể so với phương pháp chôn lấp truyền thống, đồng thời giúp tiết kiệm quỹ đất dành cho xử lý rác trong tương lai.

Dự án đã được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500 vào tháng 10 năm 2024. Trong đó, khu nhà máy chính được bố trí tại phía tây nam, trong khi trạm xử lý nước thô thứ cấp và bãi chôn lấp tro bay nằm ở phía đông bắc. Các khu vực phụ trợ khác cũng được sắp xếp hợp lý nhằm tối ưu hóa vận hành và đảm bảo an toàn môi trường.

Theo kết luận từ Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng chủ trì, công nghệ lò ghi cơ học Martin hoàn toàn phù hợp với điều kiện xử lý rác tại địa phương. Công nghệ này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường khắt khe của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn khí thải châu Âu, đảm bảo hạn chế tối đa phát thải bụi mịn, khí NOx, SOx và dioxin ra môi trường.

Ngoài ra, nhà máy cũng được thiết kế với hệ thống quan trắc môi trường tự động, giúp giám sát liên tục chất lượng khí thải, nước thải và các chỉ số môi trường khác trong quá trình vận hành.

Mô hình dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn (Đà Nẵng). Ảnh: Công ty CP Môi trường Việt Nam. 

Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.Đà Nẵng năm 2025 được HĐND TP.Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua tại Kỳ họp 21 (diễn ra vào cuối tháng 12/2024), TP.Đà Nẵng đặt mục tiêu đưa dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công suất 650 tấn/ngày vào vận hành trong quý III/2026 (dự kiến khởi công quý I/2025).

Theo thống kê, mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn TP.Đà Nẵng vào khoảng 1.100 tấn, dự báo, đến năm 2030 sẽ phát sinh 1.794 tấn. Việc xây dựng nhà máy điện rác không chỉ giúp giải quyết bài toán rác thải đang gây áp lực lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội tại TP.Đà Nẵng, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Thành phố môi trường” vào năm 2030. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, khi rác thải không còn bị xem là gánh nặng mà được chuyển hóa thành nguồn tài nguyên có giá trị./.

 

 

Nam Trân

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline