Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 03:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Đa dạng nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thứ sáu, 14/04/2023 11:04

TMO - Tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá...)của toàn ngành chăn nuôi Việt Nam cần khoảng 33 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn, chiếm phần nhỏ với khoảng 35% tổng nhu cầu. Do đó, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một con số rất lớn với khoảng từ 20-22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu trung bình 20 - 22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mỗi năm, tương đương 60% nhu cầu toàn ngành. Trong đó, ngô chiếm khoảng 50% và lúa mì chiếm khoảng 10% khối lượng các lô hàng trên. Khi giá ngô tăng cao, lúa mì cũng được coi là loại nguyên liệu thay thế phù hợp.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nước ta đã nhập khẩu 1,21 triệu tấn lúa mì trong quý I năm nay, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, Australia là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất cho nước ta với 814.288 tấn. Brazil đứng vị trí thứ hai trong danh sách với 261.648 tấn. Trên thực tế, Brazil chỉ xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam trong những tháng đầu năm, khi mà quốc gia Nam Mỹ này vừa kết thúc vụ thu hoạch và nguồn cung vẫn còn dồi dào. Nếu xét kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, Brazil thậm chí còn là nước nhập khẩu ròng lúa mì.

Trong khi đó, Australia liên tục giữ vững vị thế là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Trong cơ cấu nhập khẩu lúa mì hàng năm của nước ta, nguồn cung từ Australia chiếm khoảng 75%. Do lợi thế về vị trí địa lý gần Việt Nam hơn, nên các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của nước ta thường sẽ lựa chọn nhập khẩu lúa mì từ quốc gia này để tiết kiệm chi phí vận tải, vốn chiếm một phần lớn trong chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Tuy nhiên, cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương quốc gia của Mỹ (NOAA) dự báo, hiện tượng thời tiết El Nino sẽ hình thành trong mùa hè năm nay, thay thế cho hiện tượng La Nina vốn đã kéo dài trong ba năm liên tục kể từ tháng 9/2020. Do tác động của El Nino, các khu vực ở châu Á và châu Đại Dương sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng và khô hạn. Nhờ có lượng mưa dồi dào mà hiện tượng La Nina mang lại, sản lượng lúa mì của Australia đã liên tiếp phá kỷ lục trong giai đoạn 2020-2022. Tuy nhiên, sự xuất hiện của El Nino có thể gây ra một mùa đông khô hạn ở miền trung và miền tây Australia và gây áp lực lên vụ lúa mì năm nay của quốc gia này.

Nếu như đa dạng hóa được nguồn cung nguyên liệu đầu vào, ngành chăn nuôi nước ta không những sẽ trở nên vững vàng hơn trước những biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu (Ảnh minh họa). 

Thực tế cho thấy, mỗi khi có những biến động mạnh về giá cả hoặc nguồn cung, các quốc gia xuất khẩu sẽ ưu tiên đảm bảo cho thị trường nội địa, và khiến các nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ càng gặp khó khăn hơn nữa. Đứng trước những rủi ro tiềm ẩn về nguồn cung, ngành chăn nuôi của nước ta cần tìm kiếm các giải pháp thay thế, tránh rơi vào tình trạng bị động khi xảy ra những kịch bản khó lường.

Trong số các nước xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới, Nga sẽ là nguồn cung thay thế tiềm năng, không chỉ bởi quốc gia này đã có một vụ mùa bội thu trong năm 2022, mà còn do Nga đã từng là đối tác thương mại nông nghiệp hàng đầu của nước ta. Theo dữ liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan, nước ta đã nhập khẩu 2,91 triệu tấn lúa mì Nga trong năm 2018. Tuy nhiên, nước ta đã cắt giảm hầu như toàn bộ hoạt động nhập khẩu lúa mì từ nước này kể từ năm 2019, sau khi hạt giống cây cúc gai được phát hiện trong các lô hàng, dấy lên lo ngại giống cây ngoại lai này có thể phát tán và gây thiệt hại cho mùa màng.

Vào cuối năm ngoái, Cơ quan giám sát an toàn nông nghiệp của Nga cho biết các lô hàng lúa mì thử nghiệm được trồng ở những vùng không có cây cúc gai sẽ được gửi tới Việt Nam, nhằm mục đích nối lại hoạt động xuất khẩu lúa mì sang nước ta. Hiện tại, 18 nhà sản xuất ngũ cốc của Nga đã được Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật. 

Brazil cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi trong nước. Vốn đã là nhà xuất khẩu đậu tương, khô đậu tương và ngô hàng đầu trên thế giới, Brazil cũng đang lên kế hoạch để trở thành nước xuất khẩu ròng lúa mì trong những năm tới.

Nếu như đa dạng hóa được nguồn cung nguyên liệu đầu vào, ngành chăn nuôi nước ta không những sẽ trở nên vững vàng hơn trước những biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu, mà còn phần nào giải quyết được bài toán về chi phí đầu vào, vốn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

 

Đức Dương

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline