Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 19:01
Thứ sáu, 18/10/2024 16:10
TMO - Hàng trăm đại biểu đến từ các nước sẽ tham gia hội nghị, cùng thảo luận các vấn đề liên quan nhằm nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) dự kiến diễn ra từ 11/11 đến 22/11 tới đây tại Baku, Azerbaijan. COP29 được kỳ vọng sẽ đánh dấu bước ngoặt mới trong việc huy động tài chính khí hậu và tìm ra phương hướng giải quyết những thách thức ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra.
Tuy nhiên, việc huy động một lượng vốn khổng lồ như vậy là một thách thức lớn. Các quốc gia phát triển, những bên được kỳ vọng sẽ đóng góp phần lớn vào nguồn vốn này, đang phải đối mặt với nhiều gánh nặng kinh tế trong nước. Dẫn chứng cho điều này là Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách hay châu Âu đối mặt với nhiều khó khăn sau đại dịch. Trong khi đó, các nước đang phát triển cũng cần phải chứng minh được rằng họ đang sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đã nhận được và thể hiện trách nhiệm của mình.
Phái đoàn Việt Nam tại COP27. (Ảnh: VPG).
Cũng tại COP27, Việt Nam - một trong những quốc gia đang phát triển, đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đã tiếp tục khẳng định, cam kết một cách mạnh mẽ với quốc tế về chuyển đổi năng lượng, giống với cam kết được đưa ra tại COP26 trước đó. Tuy nhiên, phái đoàn Việt Nam cho rằng, đảm bảo an ninh năng lượng trong khi giảm phát thải là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huy động tài chính, cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về cả nguồn lực và công nghệ.
Một trong những vấn đề được quan tâm là sự bất đối xứng trong hỗ trợ tài chính giữa các nước phát triển và đang phát triển. Nhiều quốc gia kêu gọi cần có cam kết mạnh mẽ hơn từ các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu, nhằm tránh khủng hoảng nợ cho các nước nhận viện trợ.
COP29 là nơi trao đổi chính sách, khẳng định vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. (Ảnh: Cop29.az)
Bên cạnh đó, dư luận quốc tế đang đặc biệt quan tâm đến việc COP29 có đưa ra khung đánh giá minh bạch hay không, đây chính là bước tiến quan trọng nhằm đảm bảo các quốc gia sẽ thực hiện đúng cam kết của mình. Cũng như vấn đề làm thế nào để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển, những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu sẽ được hỗ trợ một cách công bằng.
Với sự tham gia của hàng trăm đại biểu đến từ nhiều nước (trong đó có các nguyên thủ quốc gia), COP29 không chỉ là nơi trao đổi chính sách mà còn là cơ hội để khẳng định vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Có thể nói rằng, việc có cơ chế giám sát cụ thể nào cho những cam kết mới sẽ được thông qua tại COP29 được đề xuất hay không đang được trông chờ. Khung minh bạch không chỉ giúp các nước phát triển theo dõi dòng tiền mà còn đảm bảo sự tin tưởng giữa các bên liên quan.
Bên cạnh đó, do sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, như lũ lụt và hạn hán, đã khiến sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế phải chịu một sức ép lớn, dẫn đến mong mỏi kế hoạch đối phó kịp thời, đi đôi với việc bảo đảm an ninh năng lượng trong giai đoạn chuyển đổi sang năng lượng xanh sẽ được đưa ra.
Những cam kết tài chính khí hậu và hành động thực tiễn sẽ được đề cập ở hội nghị sắp tới không chỉ phản ánh quyết tâm của cộng đồng quốc tế, mà còn đặt nền móng cho sự hợp tác bền vững, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe toàn cầu trong những thập kỷ sau.
Ngọc Anh
Bình luận