Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 04:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

COP27: Thông qua thỏa thuận thành lập quỹ bồi thường tổn thất do biến đổi khí hậu

Thứ hai, 21/11/2022 02:11

TMO - Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), được tổ chức tại Ai Cập, đã thông qua việc thành lập quỹ đặc biệt để chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của biến đổi khí hậu. 

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài, ngày 20/11 Ngoại trưởng Ai Cập đồng thời là Chủ tịch hội nghị COP27, ông Sameh Shoukry đã công bố văn bản cuối cùng cho một thỏa thuận và triệu tập một phiên họp toàn thể để nhanh chóng thông qua. Các đại biểu đánh giá bước đột phá trong việc thành lập quỹ cho thấy công lý về khí hậu, vì mục đích của quỹ là hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương ứng phó với bão, lũ lụt và các thảm họa khác do lượng khí thải carbon gia tăng của các quốc gia giàu có.

Quỹ bồi thường sẽ bao gồm các khoản chi trả cho những tổn thất và thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu, từ nhà cửa và cầu bị cuốn trôi do lũ quét tới nguy cơ biến mất các nền văn hóa và các hòn đảo do mực nước biển dâng cao. Các nước phát triển được yêu cầu đóng góp vào quỹ đền bù, cùng với các nguồn kinh phí tư nhân và quỹ công khác như các thể chế tài chính quốc tế. Một "ủy ban chuyển tiếp" sẽ đưa ra khuyến nghị, bao gồm "xác định và mở rộng các nguồn tài trợ", để các quốc gia thông qua tại COP28 vào tháng 11/2023.

Ảnh minh họa 

Theo dự thảo mới nhất, quỹ ban đầu sẽ dựa trên sự đóng góp từ các nước phát triển và các nguồn tư nhân và công cộng khác như các tổ chức tài chính quốc tế. Mặc dù ban đầu các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc sẽ không bắt buộc phải đóng góp, nhưng lựa chọn đó vẫn còn trên bàn và sẽ được đàm phán trong những năm tới. Đây là yêu cầu chính của Liên minh Châu Âu và Mỹ, những bên cho rằng Trung Quốc và các nước gây ô nhiễm lớn. Quỹ sẽ tập trung vào các quốc gia dễ bị tổn thương nhất, các quốc gia có thu nhập trung bình đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi thảm họa khí hậu cũng sẽ nhận được viện trợ.

Trong năm nay, các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt tại Pakistan, hạn hán nghiêm trọng đe dọa gây ra nạn đói ở Somalia... đã thu hút sự tập trung vào các nước gánh chịu thảm họa thiên tai, vốn đã chật vật đối phó với lạm phát leo thang và các khoản nợ ngày càng tăng.

 

 

Minh Vân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline