Hotline: 0941068156
Thứ ba, 05/11/2024 10:11
Chủ nhật, 06/11/2022 08:11
TMO – COP26 được tổ chức tại Vương quốc Anh vào tháng 11/2021 với 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và đến nay có 15 quốc gia đã công bố các mục tiêu cụ thể hoặc chiến lược quốc gia chi tiết để cắt giảm phát thải khí methane.
Khoảng 40 trong số 119 quốc gia, đã cam kết kế hoạch giảm khí methane vào năm ngoái, sẽ công bố kế hoạch của họ tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập từ ngày 6-18/11 và điều này phản ánh tiến độ khiêm tốn đối với Cam kết methane toàn cầu (GMP) do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu. Theo thỏa thuận này, các quốc gia cam kết vào năm 2030 sẽ giảm 30% lượng phát thải khí methane so với mức năm 2020.
Tuy nhiên, theo thông tin chính thức, ngoài Mỹ, vẫn chưa rõ có bất kỳ quốc gia nào trong số 10 quốc gia phát thải khí methane hàng đầu trên thế giới sẽ trình bày kế hoạch tại Hội nghị COP27. Trong khi đó, hai quốc gia phát thải khí methane lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, đã không tham gia ký GMP và các quốc gia phát thải lớn khác như Brazil dự kiến sẽ không đưa ra kế hoạch kịp thời tại hội nghị.
COP26 tổ chức hồi tháng 11/2021 tại Anh.
Kế hoạch của các quốc gia đưa ra tại hội nghị sẽ phác thảo các quy định, tiêu chuẩn và mức đầu tư để giảm khí methane và cách thức tiến hành để các chiến lược đó phù hợp với mục tiêu khí hậu theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Cho đến nay, chỉ có 15 quốc gia đã công bố các mục tiêu cụ thể hoặc chiến lược quốc gia chi tiết để cắt giảm phát thải khí methane kể từ khi ký GMP tại COP26 ở Glasgow.
Việc cắt giảm mạnh lượng khí thải methane từ khai thác dầu khí đến canh tác và quản lý chất thải sẽ là đòn bẩy quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, vì tác động đến môi trường của khí methane mạnh gấp hơn 80 lần so với khí CO2 trong ngắn hạn. Mới đây, Tổ chức Khí tượng Thế giới ước tính mức tăng nồng độ khí methane trong năm 2021 là mức cao nhất kể từ năm 1983 và sau khi phá kỷ lục trong năm 2020.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 27) sẽ khai mạc hôm nay 6/11 tại Ai Cập với chủ đề "Together For Implementation" (Cùng nhau thực thi các cam kết). Mục tiêu này muốn thực hiện sẽ cần phải có sự chung tay nỗ lực rất lớn nhất là trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và lạm phát toàn cầu như hiện nay. Việt Nam tham dự COP27 năm nay với tâm thế chia sẻ và tăng cường hợp tác.
Việt Nam tuy không phải là nước phát thải cao nhất nhưng lại là một trong những nước chịu nhiều tổn thương nhất. Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu như hiện nay, Việt Nam cần đẩy mạnh những ưu thế của mình để thu hút những khoản đầu tư bền vững.
Lan Hương
Bình luận