Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 07:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Công viên địa chất Đắk Nông

Thứ tư, 23/11/2022 14:11

TMO – Với tổng diện tích trên 4.700 km2, Công viên địa chất Đăk Nông hiện có khoảng 65 điểm di sản, địa mạo, bao gồm hệ thống các miệng núi lửa, hệ thống hang động núi lửa và các thác nước.

Công viên Địa chất Đăk Nông có diện tích hơn 4.700km2, nằm trải dài trên 6/8 huyện, thành phố của tỉnh Đăk Nông, bao gồm: Krông Nô, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk G’Long và thành phố Gia Nghĩa. Theo đánh giá của các nhà khoa học, toàn bộ Công viên địa chất Đăk Nông hiện có khoảng 65 điểm di sản, địa mạo, bao gồm hệ thống các miệng núi lửa, hệ thống hang động núi lửa và các thác nước. Nơi đây có hệ thống hang động núi lửa đồ sộ nhất Đông Nam Á với 50 hang động, tổng chiều dài hơn 10.000 m.

Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (Cao Bằng) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu này. Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông còn được biết đến là nơi sở hữu nhiều miệng núi lửa, cùng hệ thống hang động được xác lập kỷ lục dài bậc nhất khu vực Đông Nam Á với tổng chiều dài lên đến 10 km.

Độc đáo hơn, một số hang động trong khu vực này đã từng là nơi cư trú của người tiền sử khoảng 6.000 - 10.000 năm trước, hiện vẫn còn lưu giữ hệ sinh thái hiếm có trên thế giới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cách đây hơn 140 triệu năm, do vận động kiến tạo của vỏ trái đất, từ một phần của đại dương rộng lớn, khu vực này được nâng lên, xuất hiện núi lửa và tạo nên một hệ thống gần 50 hang động núi lửa độc đáo, được đánh giá là có chiều dài, đồ sộ và độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á.

Núi lửa ở Công viên địa chất Đắk Nông

Theo khảo sát của các nhà khoa học, Công viên địa chất Đắk Nông hiện có 5 miệng núi lửa, bao gồm cả núi lửa âm và núi lửa dương, là nơi lưu giữ lịch sử kiến tạo địa chất của lớp vỏ Trái đất in dấu lên vùng đất nơi đây.

Núi lửa Nâm Blang (Chư R'luh)

Núi lửa Nâm Blang, trước đây còn được biết đến với tên gọi là núi lửa Chư R'luh, là một trong các ngọn núi lửa đẹp nhất Tây Nguyên, nằm ở huyện Krông Nô. Núi có hình nón cụt đặc trưng, đẹp ngoạn mục và có thể chiêm ngưỡng được từ một khoảng cách rất xa với các hướng khác nhau. Hoạt động của núi lửa này xảy ra trong khoảng thời gian cách đây khoảng 0,689 triệu năm đến 0,199 triệu năm. Núi lửa Nâm Blang là núi lửa đặc trưng cho kiểu phun trào trung tâm. Đáng chú ý, đây là núi lửa duy nhất trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông tạo ra hệ thống 50 hang động dung nham, có quy mô và tính độc đáo bậc nhất Đông Á, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang cần được nghiên cứu và giải mã.

Núi lửa Băng Mo (Ea Tling)

Núi lửa Băng Mo nằm ở thị trấn Ea T'Linh, huyện Cư Jút. Đây là núi lửa trẻ, điển hình của kiểu phun trào trung tâm, có niên đại từ 200.000-600.000 năm. Miệng núi lửa Băng Mo được bảo tồn khá tốt với hình dạng tương đối tròn và rõ nét; đường kính khoảng 242m, cao 40m, sườn dốc 15o và ở độ cao 407m so với mực nước biển. Xung quanh khu vực này, có thể tìm thấy xỉ, tro, đá và bom núi lửa nằm trải rác.

Núi lửa Nâm Gle (Thuận An)

Nằm ở huyện Đắk Mil, núi lửa Nâm Gle được xem là một trong những núi lửa trẻ ở khu vực Tây Nguyên. Hình dáng núi lửa Thuận An khác hẳn so với các núi lửa khác trong khu vực công viên địa chất Đắk Nông. Núi lửa có dạng oval kéo dài thành lòng máng hẹp, phần thấp nhất tạo nên một rãnh hẹp sâu kéo dài trùng với phương đứt gãy Đông Bắc –Tây Nam. Từ trên cao xuống, núi lửa Thuận An trông giống như hai mảnh vỏ hến úp vào nhau. Đây là một trong những núi lửa có hình dáng đẹp, có sự kết hợp giữa phun trào khe nứt và phun nổ.

Núi lửa Nam Dơng

Nằm trên địa bàn huyện Cư Jut, Nam Dơng là núi lửa lớn thứ ba của Công viên địa chất Đắk Nông, có cảnh quan ngoạn mục và được bảo tồn khá nguyên vẹn. Miệng núi lửa có hình phễu với độ cao của địa hình ít khác biệt so với xung quanh. Đây là núi lửa dạng khiên có diện phân bố đá basalt rộng lớn và rất ít tro vụn núi lửa. Theo độ cao của miệng núi lửa, có thể gọi đây là miệng núi lửa âm, bởi vì nhìn từ xa cũng như ở gần (trong vòng bán kính 1 - 2km) không phân biệt được hình thái núi lửa.

Cụm núi lửa Nâm Kar

Nằm trên địa bàn huyện Krông Nô, tiếp giáp với xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, núi lửa Nâm Kar là một trong những núi lửa đẹp nhất trong khu vực Công viên địa chất Đắk Nông. Núi lửa này hoạt động cách ngày nay khoảng 5,33 - 0,78 triệu năm trước, có sự kết hợp giữa phun trào và phun nổ. Ngoài miệng núi lửa chính còn có 2 miệng núi lửa phụ được hình thành dưới dạng lỗ thoát dung nham. Ngoài ra còn có các khuôn cây hóa thạch được hình thành trong quá trình phun trào.

Với nhiều trầm tích văn hóa, sự hoang sơ về cảnh quan thiên nhiên độc đáo, Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7 năm 2020. Đây là cơ hội để Đắk Nông có thêm điều kiện tốt nhất để bảo tồn các di sản văn hóa, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Tuy nhiên, cũng đặt ra cho địa phương này trách nhiệm nặng nề trong quá trình bảo tồn và khai thác để đảm bảo không tác động tiêu cực vào thiên nhiên, nhưng đồng thời tạo được sức hút lớn để phát triển kinh tế.

 

 

Thu Hoài – Minh Anh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline