Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Công nghệ thông minh trên tuyến đường sắt cao tốc vượt biển tại Trung Quốc

Thứ hai, 02/10/2023 07:10

TMO - Trung Quốc đã khánh thành và đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên với việc ứng dụng nhiều công nghệ thông minh trong quá trình xây dựng. 

Đường sắt vượt biển nhanh nhất Trung Quốc với tốc độ tối đa 350 km/h bắt đầu hoạt động hôm 28/9 nối liền các thành phố dọc vùng ven biển phía tây eo biển Đài Loan. Tuyến đường sắt cao tốc có tổng chiều dài 277,42km, trong đó có 19,9km xây dựng trên biển, chạy qua 8 ga với tổng vốn đầu tư 53,04 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,25 tỷ USD). Vận tốc thiết kế tối đa lên tới 350km/h giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Phúc Châu-Hạ Môn xuống chỉ còn 55 phút thay vì gần 2 tiếng như trước đây.

Trung Quốc ứng dụng công nghệ thông minh trong xây dựng tuyến cao tốc vượt biển đầu tiên tại quốc gia này. 

Tuyến đường sắt được tích hợp nhiều công nghệ thông minh khác nhau, bao gồm điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin địa lý GIS, mô hình thông tin số (BIM), hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, để thiết lập một chuẩn mực mới cho công trình xây dựng đường sắt cao tốc. 

Trong quá trình xây dựng, các kỹ sư đã áp dụng công nghệ tạo lập mô hình mới nhất dựa trên thông tin kỹ thuật số, để tích hợp quản lý toàn bộ quá trình xây dựng tuyến đường sắt từ khâu thiết kế, thi công đến vận hành. Ngoài ra, các kỹ sư còn áp dụng hệ thống vệ tinh điều hướng BeiDou, robot thông minh và vật liệu thân thiện với môi trường. Tuyến đường sắt cũng được trang bị hệ thống điều phối, điều khiển thông minh nhằm đảm bảo các chuyến tàu vận hành hiệu quả, đúng giờ và có thêm hệ thống phân tích dữ liệu lớn nhằm theo dõi và báo cáo phòng trường hợp xảy ra thiên tai, đảm bảo các chuyến tàu vận hành an toàn. 

Với điểm dừng ở các thành phố Phúc Châu, Phủ Điền, Tuyền Châu, Hạ Môn và Chương Châu, tuyến đường sắt cao tốc vượt biển này là dự án cơ sở hạ tầng mới nhất được triển khai nhằm tăng cường kết nối ở Phúc Kiến. Tuyến đường sắt là sự bổ sung quan trọng mới nhất cho mạng lưới đường sắt cao tốc rộng khắp Trung Quốc. Đến năm 2022, Trung Quốc có 42.000 km đường sắt cao tốc đang hoạt động, đứng đầu thế giới.

 

 

Thu Thảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline