Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo tại thị trường Indonesia

Thứ sáu, 13/10/2023 13:10

TMO - Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, Indonesia sẽ chọn Việt Nam và Thái Lan là hai nguồn cung gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tháng 9 năm nay, Việt Nam xuất khẩu hơn 605,4 nghìn tấn gạo, thu về 377,9 triệu USD, tăng nhẹ 3,8% về lượng nhưng lại tăng mạnh 37,3% về giá trị so với tháng cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, trong tháng 9/2023, nước ta xuất khẩu 166 nghìn tấn gạo sang Indonesia, đạt 101,4 triệu USD, gấp 53 lần so với tháng 9/2022. Trong khi, giá trị xuất khẩu sang Philippines và Trung Quốc lần lượt là 62,7 triệu USD và 43,7 triệu USD. Theo đó, Indonesia chính thức vượt qua Philippines và Trung Quốc, trở thành khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam trong tháng 9 vừa qua.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Việt Nam, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong 9 tháng năm 2023 đạt 884.177 tấn với giá trị 462 triệu USD, tăng 17,7 lần về lượng và 19,2 lần về giá. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt giá trị 3,79 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. 

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, sau tuyên bố của Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 8/10/2023 về việc nước này sẽ phải cần thêm khoảng 1,5 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia từ nay tới hết năm 2023, ngoài 2 triệu tấn gạo dự trữ đã nhập khẩu từ đầu năm tới nay, quyền Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, ông Arief Prasetyo Adi tuyên bố xác nhận trước báo giới Indonesia, Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây của nước này.

Lãnh đạo Cơ quan hậu cần quốc gia-Preum Bulog (cơ quan được Chính phủ Indonesia chỉ định là đơn vị nhập khẩu gạo) cho biết tất cả các giấy phép cần thiết cho việc nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo đã được các cơ quan hữu quan Indonesia ban hành và việc nhập khẩu sẽ được thực hiện sớm nhất bắt đầu từ cuối tháng 10/2023. 

Việc Indonesia chọn Việt Nam là nguồn cung chính cho các đợt thu mua lua gạo của Indonersia đã khẳng định thêm vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam. Nguồn cung gạo Việt Nam luôn là nguồn cung uy tín, giành được sự tin tưởng của Chính phủ và người tiêu dùng Indonesia trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về sản lượng lương thực sản xuất trong nước do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino.

Việt Nam là một trong hai nguồn cung gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây của Indonesia. 

Để tận dụng tối đa cơ hội này, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cũng lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt nam lưu ý hướng dẫn của Bộ Công Thương trước đó về xuất khẩu khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Theo đó, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường; đánh giá đầy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu và góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho nông dân với giá có lợi. Bên cạnh đó, lưu ý phương án phòng ngừa các rủi ro về giá cả, thanh toán và giao hàng trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đang chịu nhiều tác động”.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9/2023, Việt Nam xuất khẩu gần 6,42 triệu tấn gạo, giá trị đạt 3,54 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo tăng 19,5% về lượng và tăng 35,9% về giá trị.

Về thị trường xuất khẩu, Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,29 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch đạt 495,8 triệu USD, tăng mạnh 55,2%. Xếp thứ 3 là Indonesia khi giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 462,6 triệu USD, tăng 1.796% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ và Chile có mức tăng đột biến, lần lượt là 10.608% và 2.291%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn (Philipines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi), trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan còn hạn chế.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, hiện nay dư địa xuất khẩu gạo còn rất lớn khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu thị trường như hiện nay thì thu nhập của cả chuỗi ngành hàng đã có sự cải thiện rất nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược đảm bảo hiệu quả xuất khẩu khi giá lúa đang tăng cao như hiện nay. Mặc dù nhu cầu thị trường gạo vẫn đang rộng mở nhưng với quy định bắt buộc dự trữ lưu thông tại các doanh nghiệp xuất khẩu, cùng với việc sản xuất lúa nối vụ tại đồng bằng sông Cửu Long nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia luôn ở mức rất an toàn, không lo thiếu gạo cho thị trường nội địa.

 

 

Lê Thủy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline