Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 05:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra tại các thị trường nhỏ

Chủ nhật, 21/08/2022 12:08

TMO- Cùng với 2 thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc và Mỹ, các chuyên gia đánh giá xuất khẩu cá tra còn nhiều cơ hội gia tăng kim ngạch tại các thị trường nhỏ như Mexico, Canada, Hong Kong, Australia...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, mặc dù xuất khẩu cá tra trong tháng 7 vẫn tăng 47% so với cùng kỳ năm trước, đạt 186 triệu USD, nhưng đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 7 tháng của năm 2022. 

Tại thị trường Trung Quốc, lũy kế 7 tháng của năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc vẫn tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 451 triệu USD, chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần cá tra Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu cá đông lạnh của thị trường này.

Hiện nay, cá tra đông lạnh của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 14-15% số lượng nhập khẩu cá đông lạnh của Trung Quốc. Do đó, dư địa cho cá tra tại thị trường đông dân nhất thế giới này vẫn rất lớn. Thời gian qua, thị trường này đã nới lỏng cơ chế kiểm tra Covi-19, không đình chỉ nhập khẩu khi phát hiện các lô hàng bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Điều này, góp phần giải toả được áp lực tâm lý cũng như chi phí, thời gian cho việc xuất khẩu cá tra cũng như các sản phẩm thuỷ sản khác sang thị trường này.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang ngày càng khắt khe trong việc kiểm tra các yêu cầu vi sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nên quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng và các quy định cũng như tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc.

Cá tra Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu tại các thị trường nhỏ như Mexico, Canada, Hong Kong, Australia... 

Tại thị trường Mỹ, sau khi đạt giá trị xuất khẩu cao nhất là 81 triệu USD vào tháng 4 giá trị xuất khẩu đã rơi xuống mức thấp nhất trong tháng 7, chỉ đạt 32 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Sau thời gian tăng trưởng vượt trội từ cuối năm 2021 cho đến tháng 4/2022, nhà nhập khẩu Mỹ đã bắt đầu điều chỉnh giảm giá, vì lượng tồn kho tăng và tiêu thụ tại thị trường cũng chậm lại bởi các yếu tố logistic.

Mặc dù có dấu hiệu giảm tốc, nhưng số liệu thống kê cho thấy tính đến hết 7 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn cao hơn 92% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu cá tra. Theo đánh giá của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra thì mặt hàng này vẫn có nhu cầu tại thị trường Mỹ cũng như các thị trường khác, trong bối cảnh lạm phát hiện nay

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dù xuất khẩu cá tra sang 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại, nhưng có nhiều thị trường vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định  cho cá tra xuất khẩu của Việt Nam.  Trong đó tại thị trường đơn lẻ lớn thứ 3 như Mexico vẫn giữ được tăng trưởng cao 87% trong tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu cá tra sang thị trường Mexico đạt 73,5 triệu USD, chiếm 4,5% xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Trong đó, sản phẩm cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang Mexico chiếm 94% giá trị với hơn 69 triệu USD, sản phẩm cá tra cắt khúc chiếm 6% đạt 4,4 triệu USD. Giá trung bình cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Mexico trong nửa đầu năm nay là 2,8 USD/kg, cao hơn 63,5% so với mức trung bình 1,71 USD/kg cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, tính đến thời điểm này, lạm phát tại Mexico tăng cao kỷ lục 22 năm. Người tiêu dùng Mexico phải cân nhắc và giảm chi tiêu của cho các sản phẩm thực phẩm giá cao. Với lợi thế về giá cạnh tranh, lại thêm thuận lợi thuế ưu đãi theo hiệp định CPTPP, cá tra Việt Nam vẫn là sự lựa chọn ổn định của các nhà nhập khẩu thuỷ sản Mexico. Dự báo cả năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mexico sẽ mang về khoảng 125 triệu USD, tăng 80% so với năm 2021.

Xuất khẩu sang 2 thị trường còn lại trong top 5 là Brazil và Thái Lan đều tăng 2 con số trong tháng 7 với mức tăng lần lượt là 40% và 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, trong tháng 7/2022 có nhiều thị trường tăng trưởng nổi bật về nhập khẩu cá tra Việt Nam như Canada: tăng gấp hơn 4 lần, Hồng Kông tăng 114%, Australia tăng 143%, Singapore tăng gấp hơn 2 lần, Philipinnes tăng gấp 3,5 lần… 

 

 

Lê Vũ 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline