Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/07/2025 13:07

Tin nóng

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Thứ năm, 17/07/2025

Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Thứ ba, 17/06/2025 06:06

TMO - Huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk) đã và đang tích cực chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang hướng lâu dài. Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ, chủ động tài chính, liên kết sản xuất… đang được xem như những giải pháp trọng tâm để thay đổi tư duy, hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản tại địa phương.

Những năm gần đây, huyện Cư M’gar đang ghi nhận nhiều chuyển trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến mục tiêu bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường mà vẫn đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân. Thay thế những phương pháp canh tác truyền thống, nhiều hộ nông dân tại Cư M’gar tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cũng như các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.

Việc này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nông sản mà còn giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, tài nguyên đất, nước. Bên cạnh những thay đổi về kỹ thuật, Cư M’gar cũng hướng đến tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, cùng nhau tìm kiếm thị trường, minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng sức cạnh tranh, hướng đến xuất khẩu.

Theo đó, nông dân được hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất, ghi chép nhật ký canh tác, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP, giúp sản phẩm đạt chuẩn, được thị trường chấp nhận. Với tổng diện tích tự nhiên 82.450 ha, trong đó đất nông nghiệp trên 73.400 ha, huyện Cư M'gar sở hữu lợi thế về thổ nhưỡng để phát triển các loại cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su và cây ăn quả.

Huyện có 37.726 ha cà phê, 4.800 ha hồ tiêu, hơn 3.000 ha cây ăn quả, phần lớn được trồng xen trong vườn cà phê. Hằng năm, sản lượng cà phê nhân đạt khoảng 80.000 tấn, hồ tiêu khoảng 4.826 tấn, và khoảng 45.000 tấn trái cây các loại. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân.

Cùng với những thuận lợi, bên cạnh đó, theo Lãnh đạo UBND huyện, sản xuất nông nghiệp ở địa phương đang đối mặt với nhiều thách thức, hạn chế. Điển hình là tình trạng canh tác nhỏ lẻ, manh mún, với bình quân khoảng 1,2 ha/hộ, trong đó nhiều hộ chỉ có diện tích canh tác từ 0,5 - 1 ha, bao gồm nhiều thửa; đáng lo ngại là việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) diễn ra khá phổ biến… Hậu quả dẫn đến suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước, môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Trong khi đó, thị trường nhập khẩu ngày càng có những yêu cầu khắt khe về giảm phát thải khí nhà kính, chống phá rừng và sản xuất có trách nhiệm…, càng tạo thêm áp lực lớn cho các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện. Vì vậy, để tạo ra sản phẩm giá trị cao hơn, bảo đảm nền nông nghiệp phát triển bền vững thì bà con nông dân bắt buộc phải thay đổi tập quán sản xuất, tổ chức lại sản xuất để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng.

Góp phần từng bước giải quyết vấn đề này, năm 2021 Chương trình sản xuất kết hợp với bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội huyện Cư M'gar (còn gọi là chương trình Compact Cư M'gar) đã được triển khai. Giai đoạn 2021 - 2025, đã có 37.726 ha cà phê, 4.800 ha hồ tiêu, 3.000 ha cây ăn quả các loại tham gia chương trình này. Mục tiêu hướng đến hình thành vùng nguyên liệu bền vững quy mô lớn huyện Cư M’gar vào năm 2025 và là một phần trong mục tiêu tổng thể “Vùng nguyên liệu bền vững quy mô lớn tỉnh Đắk Lắk” do Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) hỗ trợ.

Các mô hình nông nghiệp sản xuất theo phương pháp hữu cơ được người dân huyện Cư M’gar tích cực triển khai. (Ảnh: LV). 

Thông qua chương trình, đã tập huấn cho 505 tiểu giảng viên là khuyến nông viên các xã và trưởng nhóm nông dân, 86.319 lượt nông dân tham gia (trong đó tỷ lệ phụ nữ tham gia chiếm 37%); tổ chức cho 3.208 lượt nông dân tham quan học tập, chia sẻ thông qua mô hình sản xuất thành công, và ký kết biên bản cam kết "không mua bán, kinh doanh thuốc BVTV cấm, thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate" với 100 đại lý kinh doanh trên địa bàn.

Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ 823.200 cây giống cà phê, 369.518 cây trồng xen các loại cho nông dân; hình thành liên kết chuỗi sản xuất, hỗ trợ thành lập mới và đỡ đầu cho 12 hợp tác xã nông nghiệp bền vững...Những kết quả có được từ chương trình Compact không chỉ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhiều nông dân mà còn tác động mạnh mẽ đến việc tạo ra sản phẩm cạnh tranh, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có chứng nhận, nâng cao đời sống cho bà con”.

 Đại diện bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên khẳng định, nâng cao nhận thức và thực hành canh tác trong sản xuất nông nghiệp, như: thay đổi thói quen từ “làm sạch cỏ” sang “quản lý cỏ dại, quản lý thảm phủ”; giảm lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ; áp dụng các mô hình xen canh hợp lý, tưới nước tiết kiệm… là tiền đề giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận. Thay đổi này ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn bảo tồn được tài nguyên đất, nước.

Lãnh đạo UBND huyện Cư M’gar thông tin, thực hiện Quyết định (QĐ) 889 của Thủ tướng Chính phủ; QĐ 2325 và 726 của UBND tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết 04 ngày 14/10/2021 của Huyện ủy Cư M’gar về “Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030”, địa phương đã tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tới nay, huyện Cư M’gar đã đạt được những kết quả tích cực.

Sự chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp bền vững tại huyện Cư M’gar là minh chứng rõ nét cho thấy những hiệu quả tích cực. Góp phần bảo vệ tài nguyên, tăng thu nhập cho nông dân. Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, liên kết sản xuất, minh bạch về nguồn gốc sản phẩm sẽ giúp Cư M’gar tiếp tục phát triển, hướng đến một nền nông nghiệp an toàn, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.

 

Thủy Anh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline