Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 20:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với khô hạn

Thứ ba, 08/04/2025 06:04

TMO - Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn, thiếu nước, người dân huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm chủ động ứng phó, thích ứng với hạn hán; góp phần phát huy hiệu quả sử dụng đất, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và cây ăn quả để thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập cho nông dân tại các vùng thường xuyên bị khô hạn, thiếu nước.

Theo đó, ngay từ đầu năm 2024 đến nay, Thái Nguyên đã tiến hành chuyển đổi trên 1.024ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác (gồm 821ha cây hằng năm, 170ha cây lâu năm và 33ha trồng lúa kết hợp trồng thuỷ sản). Nhiều loại cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt được đưa vào sản xuất mang lại giá trị cao hơn so với trồng lúa như chè, cây na... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã hình thành các vùng sản xuất rau màu, cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn gấp đôi, ba lần so với cấy lúa... 

Đặc biệt, từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả đã góp phần tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Năm 2024, giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt (giá hiện hành) của tỉnh bình quân đạt 131 triệu đồng, tăng hơn 2  triệu đồng/ha so với năm trước. Trước đây, cánh đồng rộng hơn 30ha thường được người dân 2 xóm Đèo Ngà và Long Thành, xã Bình Long (huyện Võ Nhai), gieo cấy 2 vụ lúa và trồng 1 vụ màu mỗi năm.

Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, do thời tiết diễn biến thất thường, tình trạng khô hạn xảy ra tại thời điểm gieo cấy lúa, đặc biệt là trong vụ xuân, nên việc canh tác lúa của bà con bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhằm giảm thiểu rủi ro do thời tiết gây ra, bà con đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những giống cây phù hợp, có khả năng chịu hạn tốt vào gieo trồng.

Cụ thể người dân đã chuyển sang trồng cây dưa chuột bao tử vào trồng trong vụ Xuân và vụ Đông. Theo người dân địa phương, cây dưa chuột bao tử phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở đây, phát triển tốt, cần ít nước tưới hơn so với cây lúa. Cũng có 5 sào ruộng thường xuyên thiếu nước tưới nhưng người dân thuộc xóm Đèo Ngà, vẫn cố gắng duy trì gieo cấy lúa qua từng vụ.

Tuy nhiên, trước tình trạng hạn hán ngày càng phức tạp, năng suất lúa giảm, thu nhập ngày càng bấp bênh, vụ xuân này, người dân đã chuyển sang trồng cây ớt ngọt. Sau hơn một tháng xuống giống, ruộng ớt phát triển xanh tốt, thích ứng với điều kiện khô hạn. Cùng với bà con 2 xóm Đèo Ngà, Long Thành, thời gian qua, người dân tại các xóm khác trên địa bàn xã Bình Long cũng đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Người dân đã đưa các giống cây cần ít nước, chịu hạn tốt hơn lúa vào trồng như: ớt ngọt, dưa chuột bao tử, đậu xanh, đậu tương, ngô, bí đỏ...

Trồng ớt ngọt đã mang lại thu nhập cao hơn cho người dân huyện Võ Nhai. 

Trong vụ Xuân năm nay, toàn xã có diện tích trồng cây dưa chuột gần 10ha (tăng 3ha so với năm 2023); cây ớt trên 3ha (tăng 2ha so với năm 2023); cây đậu đỗ 6ha và trên 27ha các loại cây màu khác.

Sự thay đổi này không chỉ giúp thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà còn nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp. Từ thực tế qua sản xuất mấy vụ gần đây cho thấy, các loại cây trồng trên chịu hạn tốt, giá trị kinh tế lại cao hơn hẳn so với cây lúa.

Đơn cử như 1 sào dưa chuột bao tử nếu trừ hết chi phí đi, cho lãi trung bình từ 8-10 triệu đồng/sào; cây ớt ngọt cho lãi trên 10 triệu đồng/sào... cao hơn so với cây lúa khoảng 3-4 lần trên cùng một diện tích đất. Qua đó cũng giúp nâng cao giá trị giá trên 1ha đất trồng trọt của xã, năm 2024 giá trị này đạt gần 100 triệu đồng/ha, tăng hơn 10 triệu đồng so với năm 2020. Để có được những mô hình hiệu quả trên, cách đây 3 năm, trước những khó khăn của bà con trong sản xuất nông nghiệp, chính quyền xã Bình Long đã có những giải pháp mang tính đột phá.

Nhận thấy nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang) nằm tiếp giáp với xã mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại khắc phục được tình trạng khô hạn nên địa phương đã tổ chức cho người dân trong xã đi tham quan, học hỏi; chủ động kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã ở huyện Yên Thế để hỗ trợ người dân để triển khai các mô hình và bao tiêu sản phẩm cho bà con... Lãnh đạo UBND xã Bình Long, chia sẻ, với việc liên kết này, người dân khi tham gia mô hình sẽ được các hợp tác xã, doanh nghiệp bên phía tỉnh bạn hỗ trợ trả chậm về giống, vật tư nông nghiệp; tập huấn, hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây trồng mới; bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra với giá cả ổn định.

Nhờ đó, bà con trong xã đã mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Địa phương đang tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân trong xã nhân rộng các mô hình chuyển đổi cây trồng phù hợp, hiệu quả. Sự chủ động và linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ giúp người dân xã Bình Long vượt qua khó khăn do hạn hán mà còn mở ra hướng đi cho sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị trên một diện tích đất nông nghiệp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 3008/QĐ-UBND về các loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi bao gồm các loại chè, na, nhãn, bưởi, mít, đào, thanh long, táo, đinh lăng, cà gai leo, ổi, cam, quýt…   UBND tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa và quy định pháp luật hiện hành.

Bằng giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nỗi lo về sản xuất nông nghiệp trên vùng đất khô hạn Võ Nhai những năm qua đang từng bước được giải quyết. Mặc dù, cây lúa vẫn là cây trồng chính tại Võ Nhai, tuy nhiên với những diện tích đất lúa không đảm bảo đủ nguồn nước, người dân đã và đang chuyển đổi sang loại cây trồng có tính thích ứng với khô hạn.

 

 

Hồng Trang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline