Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ năm, 11/05/2023 13:05

TMO - Tỉnh Đắk Nông xác định chuyển đổi cây trồng phù hợp giúp các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Nhằm phòng tránh hạn cuối vụ đông xuân, người dân các địa phương đã linh hoạt chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa trên những chân đất cao, không bảo đảm nguồn nước. Cụ thể, người dân các địa bàn đã chuyển đổi 207 ha đất trồng lúa sang gieo trồng các loại cây có nhu cầu về nước ít hơn như: bắp, khoai lang, bí đỏ... Diện tích chuyển đổi chủ yếu tập trung tại các huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Song…Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Đắk Nông, thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa góp phần giúp quá trình sản xuất nông nghiệp tại các địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập.

Bên cạnh chuyển đổi đất trồng lúa, các địa phương cũng thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng cây công nghiệp dài ngày. Cụ thể, tại các huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đắk Glong… người dân đã linh hoạt chuyển đổi đất trồng cà phê, hồ tiêu trên đất đồi, xa nguồn nước sang trồng cây mắc ca, cây dổi đỏ. Biện pháp chuyển đổi này bước đầu giúp các nhà vườn thực hiện hiệu quả mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hệ số sử dụng đất và tăng giá trị thu nhập trên cùng 1 đơn vị diện tích.

Toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 21.700ha cây lâu năm sản xuất ở những vùng không thích nghi với điều kiện tự nhiên, khí hậu cần chuyển đổi (Ảnh minh họa). 

Trước tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt là tình trạng thiếu nước tưới, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, tỉnh Đắk Nông đã yêu cầu các địa phương triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu đến năm 2030, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế hiệu quả sử dụng đất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kết quả đánh giá mức độ thích nghi (đánh giá đa nhân tố, gồm 7 nhân tố chính: thổ nhưỡng, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc, độ cao, lượng mưa, nhiệt độ) đối với hiện trạng các loại cây trồng chủ lực cho thấy: Hiện nay đối với cây cà phê, tiêu toàn tỉnh có 148.494,99 ha rất thích nghi và thích nghi trung bình, chiếm 87,81%; có 2.935,62 ha ít thích nghi, chiếm 1,74% và 17.673,39 ha không thích nghi, chiếm 10,45% (diện tích cần chuyển đổi).

Đối với cây điều, kết quả khảo sát cho thấy có 12.575,34 ha rất thích nghi và thích nghi trung bình, chiếm 78,56%; có 2.397,45 ha ít thích nghi, chiếm 14,98% và 1.033,44 ha, không thích nghi, chiếm 6,46% (diện tích cần chuyển đổi). Với cây cao su có 13.239,63 ha rất thích nghi và thích nghi trung bình, chiếm 55,63%; 7.538,38 ha ít thích nghi, chiếm 31,68% và 3.019,75 ha, không thích nghi, chiếm 12,69% (diện tích cần chuyển đổi);

Kết quả khảo sát, đánh giá cho thấy hiện toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 21.700ha cây lâu năm sản xuất ở những vùng không thích nghi với điều kiện tự nhiên, khí hậu cần chuyển đổi. Cụ thể, có 17.623ha cà phê và hồ tiêu, 1.033ha điều, 3.019ha cao su. Theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu đến năm 2030, trong giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030, Đắk Nông sẽ tiến hành chuyển đổi trên diện tích hơn 8.500ha. Trong đó, chuyển đổi 6.252 ha cà phê, 950ha hồ tiêu, 291ha điều và 1.041ha cao su trồng tại các vùng kém hiệu quả, không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới sang trồng các loại cây ăn trái khác, số diện tích còn lại sẽ tiến hành chuyển đổi giai đoạn sau năm 2030.

Việc chuyển đổi cây trồng được xem là một trong những giải pháp quan trọng để sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Để phương án mang lại hiệu quả, ngành nông nghiệp Đắk Nông sẽ đồng hành với người dân. Trong đó, việc chuyển đổi được thực hiện một cách bài bản, khoa học, tuân thủ quy hoạch, không mang tính tự phát. Ngành nông nghiệp sẽ là cầu nối để tiêu thụ các loại cây trồng sau khi chuyển đổi, tạo liên kết bền vững, gắn sản xuất với tiêu thụ. Từ chuyển đổi cây trồng, tỉnh Đắk Nông sẽ hình thành các vùng nguyên liệu đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu, làm cơ sở kêu gọi đầu tư vào sơ chế, chế biến,...

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu là mục tiêu quan trọng được UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng triển khai. Theo Sở NN&PTNT, để giúp ngành nông nghiệp phát triển ổn định, nâng cao giá trị kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu, tỉnh Đắk Nông đã định hình và phát triển 23 sản phẩm chủ lực, công nhận 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 2.423ha; hơn 26 nghìn ha cây trồng các loại được tổ chức sản xuất có chứng nhận. Đến nay, đã công nhận được 52 sản phẩm OCOP và 1 chỉ dẫn địa lý Hồ tiêu Đắk Nông. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Đắk Nông cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả, chất lượng, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường, thích ứng BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính... 

 

 

Minh Hòa 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline