Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị kinh tế

Thứ sáu, 10/03/2023 13:03

TMO - Tỉnh Lào Cai xác định, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho nông dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy Lào Cai về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ chuyển đổi 13.000 ha đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả sang các loại cây trồng chủ lực, tiềm năng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng gia tăng giá trị và thu nhập cho người dân.

Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023, tỉnh Lào Cai sẽ chuyển đổi 313 ha đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm (154,5 ha), cây lâu năm (80 ha), trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (78,5 ha). Trong đó, huyện Bát Xát có diện tích chuyển đổi lớn nhất (109 ha). Tiếp đến là huyện Bảo Thắng chuyển đổi 94,9 ha; thị xã Sa Pa 57 ha; huyện Bảo Yên 26,6 ha; huyện Văn Bàn 15,5 ha; huyện Bắc Hà 10 ha.  Trong đó, 6 loại cây trồng chủ lực, tiềm năng được tỉnh lựa chọn đưa vào trồng thay thế trên đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả là cây chè, dược liệu, chuối, dứa, cây ăn quả và rau.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện, cấp xã ban hành kế hoạch của địa phương, hoàn thành xong trong quý I/2023. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thuộc phạm vi do huyện quản lý; báo cáo kết quả tại địa phương về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. 

Chè trở thành cây trồng thế mạnh tại huyện Mường Khương, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. 

Lựa chọn cây chè là 1 trong 4 loại cây trồng thế mạnh, huyện Mường Khương lên kế hoạch đến năm 2025 sẽ nâng diện tích lên 5.400 ha; trong đó một phần được trồng thay thế trên đất canh tác ngô, chuối, dứa kém hiệu quả. UBND huyện Mường Khương cho biết, tỉnh đã ban hành Nghị quyết 26 về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có việc hỗ trợ xây dựng vùng chè Shan, chè Kim Tuyên; qua đó, nhân dân cũng đã đồng thuận, đồng tình đưa vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 

Việc chuyển đổi nhằm tăng thu nhập cho người dân, tạo điều kiện cho nông dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, việc chuyển đổi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt và Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022, tỉnh Lào Cai đạt 336,7 ha vượt kế hoạch 77,5%; Bảo Thắng là địa phương có diện tích chuyển đổi lớn nhất 238,9 ha. Việc sử dụng các loại cây trồng, thủy sản có năng suất, phẩm chất tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết bất thuận, thay thế diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác; nhận thức của nhân dân qua đó cũng được nâng lên, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh.

Diện tích trồng lúa đã chuyển sang trồng cây hàng năm 232,6ha, tập trung tại các huyện: Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn; thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai. Trong đó, chuyển đổi sang cây rau màu 84,3 ha, cây ngô 81,5ha, dược liệu 8ha,  cây trồng khác 58,8ha. Đối với chân ruộng không chủ động được nước tưới, được sự tuyên truyền, hướng dẫn của chính quyền địa phương, nhân dân đã chuyển sang trồng giống ngô chịu hạn, tránh gây lãng phí đất. Ngoài ra, nhân dân đã chủ động thực hiện chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa như: Rau màu các loại (dưa chuột, cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ…), dược liệu (actiso, cỏ ngọt) và cây trồng khác; doanh thu bình quân đạt từ 150-200 triệu đồng/ha.

Diện tích trồng cây ăn quả hằng năm như dưa lê, cam... được nhân dân các địa phương mở rộng sản xuất. Ảnh: TB 

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm, tổng diện tích chuyển đổi sang trồng cây lâu năm đạt 81,4ha, chủ yếu chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả như: Bưởi, cam, chanh, mận, lê…Đây là những loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương và cho giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản đạt 22,7ha. Tiêu biểu như mô hình nuôi cá chép xen trồng lúa trên ruộng bậc thang 1 vụ tại thôn Nậm Thố, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà đem lại hiệu quả kép, giá trị thu thêm từ việc bán cá đạt khoảng 25 triệu đồng/ha.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc chuyển đổi có cấu cây trồng trên đất trồng lúa còn một số hạn chế: nhân dân chỉ thực hiện từ 1 tới 2 vụ, sau đó quay trở lại trồng lúa nên thiếu tính bền vững. Hiện nay, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nên chưa khuyến khích được nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. 

Theo Kế hoạch Kế hoạch số 470/QĐ-BNN-TT về việc chuyển đổi đất trồng trong năm 2023, dự kiến cả nước sẽ thực hiện chuyển đổi khoảng 146.460ha cây trồng trên đất lúa. Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm gần 79.882ha, cây lâu năm hơn 24.854ha và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản vào khoảng 16.869ha. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa lớn nhất cả nước với gần 85.978ha. Tiếp đến là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với gần 17.915ha; Vùng Đồng bằng sông Hồng (14.637ha); Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (hơn 10.688ha)…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Trồng trọt hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn quốc trong năm 2023. Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

 

 

Kim Thoa 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline