Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 20:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với nhu cầu thị trường

Thứ hai, 20/03/2023 12:03

TMO - Ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đang phối hợp với các địa phương điều chỉnh quy mô, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sản xuất phù hợp với lợi thế của mỗi vùng đất, đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, năm 2022 tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của tỉnh đạt 70.998 ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 365.378 tấn (lúa đạt sản lượng 216.143 tấn; ngô ước đạt 149.236 tấn). Toàn tỉnh hiện có 9.687 ha cây ăn quả có múi; trong đó, diện tích kinh doanh là 7.429 ha, sản lượng ước đạt gần 167.000 tấn. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường với tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 là trên 2.034 ha, đạt 105% so với kế hoạch, bằng 106% so với kết quả chuyển đổi năm 2021.

Trong năm 2022, toàn tỉnh chuyển được 2.034,89 ha đất trồng lúa. Trong đó, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang cây hàng năm là 1.917,91 ha, gồm: chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 839,6 ha, đất 1 vụ lúa 1.078,31 ha. Loại cây trồng được chuyển đổi chính là ngô, ngô sinh khối, rau đậu các loại (bí xanh, dưa chuột...), mía, cây dược liệu, cỏ chăn nuôi...

Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang cây lâu năm 55,85 ha, gồm: chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 16,43 ha, đất 1 vụ lúa 39,42 ha. Loại cây được chuyển đổi chính là nhãn, ổi, táo, cây có múi... Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 5,27 ha, gồm: chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 3,73 ha, đất 1 vụ lúa 1,54 ha. Các huyện có diện tích chuyển đổi lớn như: Lạc Sơn (846,49 ha), Kim Bôi (330,64 ha), Tân Lạc (249,69 ha), Cao Phong (313 ha).

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang phát huy hiệu quả trong nâng cao thu nhập cho người dân. 

Trên địa bàn tỉnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đạt được kết quả nhất định. Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa đạt hiệu quả cao năm 2022 là chuyển đổi trồng các loại rau họ bầu bí (bí xanh, dưa chuột, dưa hấu, rau lấy quả khác) tại các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Mai Châu cho thu nhập trung bình 150 - 200 triệu đồng/ha/năm. Mô hình chuyển đổi trồng mía tím cho thu nhập 140 - 180 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi trồng khoai lang thu nhập từ 100 - 130 triệu đồng/ ha/năm. Mô hình chuyển đổi trồng ngô sinh khối tại các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi cho thu nhập 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Theo kế hoạch đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các địa phương, năm 2023, tổng diện tích đăng ký chuyển đổi 1.692,03 ha, cụ thể: diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây hàng năm 1.535 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 607,8 ha; đất 1 vụ lúa 927,2 ha); diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây lâu năm 70,4 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 17,5 ha; đất 1 vụ lúa 52,9 ha); diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 16,23 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 7,8 ha; đất 1 vụ lúa 8,43 ha). Các địa phương đăng ký diện tích chuyển đổi lớn gồm: Lạc Sơn 656,6 ha, Kim Bôi 227,8 ha, Tân Lạc 225,83 ha.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong năm 2023, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung thực hiện chương trình ứng dụng quản lý sức khỏe tổng hợp trên cây trồng chủ lực và lợi thế của tỉnh; xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh đến năm 2025; thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ gieo trồng; đảm bảo diện tích theo kế hoạch đề ra, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Đồng thời, nâng cao năng lực dự báo sâu bệnh hại trên cây trồng, có biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm bảo vệ năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất theo mô hình kiên kết, cánh đồng lớn; hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất các loại cây trồng, sản xuất ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ; quảng bá tư liệu các loại cây trồng, nhất là quản lý giống cây trồng. 

Tỉnh Hòa Bình chú trọng chuyển đổi nhiều diện tích sản xuất kém hiệu quả sang vùng chuyên canh cây ăn quả có múi, cho hiệu quả kinh tế cao. 

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã  tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó xác định và tập trung vào một số sản phẩm chủ lực, có lợi thế phục vụ mục tiêu xuất khẩu và công nghiệp chế biến như: cây ăn quả có múi, chè, sắn, dong riềng... Đặc biệt, cây ăn quả có múi được xác định là nông sản chủ lực và là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. 

Trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt, tỉnh chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp sản xuất nông nghiệp an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 3.525 ha cây ăn quả các loại đã được chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP), VietGAP, hữu cơ, sản lượng đạt khoảng 133.110 tấn, trong đó có 3.373 ha cây ăn quả có múi, sản lượng đạt 127.996 tấn; 127 ha các loại, gồm: thanh long, chuối, nhãn, na, dưa..., sản lượng khoảng 4.851 tấn. Đối với các loại rau, toàn tỉnh có 561 ha trồng rau các loại đạt chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ, sản lượng đạt khoảng 13.792 tấn. Ngoài ra, có 1.945 lồng cá, sản lượng 4.451 tấn đạt các chứng nhận về ATTP, VietGAP, hữu cơ.  

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn kết chặt chẽ với chế biến, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu là mục tiêu của tỉnh trong những năm tiếp theo. Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh quan tâm xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm lợi thế phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản sản phẩm, năng lực chế biến sâu, chế tiến tinh nông sản chủ lực. 

 

 

Đinh Hòa 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline