Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 09:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Chuyển đổi cây trồng với những giải pháp mới

Thứ bảy, 29/01/2022 20:01

TMO - Năm 2022, ngành Nông nghiệp Lâm Ðồng chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; tiếp tục các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới; thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19…

Thống kê cả năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi gần 10.610 ha cây trồng các loại, đạt gần 127,3% so với kế hoạch. Trong đó, tái canh, ghép cải tạo cà phê gần 6.426 ha, đạt 123,1% so với kế hoạch. Cụ thể, trồng tái canh cà phê vối hơn 2.900 ha, trồng tái canh cà phê chè 50 ha, ghép cải tạo cà phê vối 3.475,8 ha.

Nổi bật tại 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên trong năm 2021 đã tập trung chuyển đổi 127 ha cao su sang trồng cây ăn quả theo hướng thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; hơn 995,6 ha diện tích cây điều già cỗi sang trồng các loại cây sầu riêng, cam, mít... có giá trị kinh tế cao hơn, đạt 248,9% so với kế hoạch. Kết quả trong năm 2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định công nhận vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao xã Hà Lâm với quy mô 300 ha, tạo bước đột phá mới trong tái cơ cấu trồng trọt của toàn ngành Nông nghiệp Lâm Đồng. 

Tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi diện tích lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây cho kinh tế ổn định như dâu tằm

Trong năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng cũng đã chuyển đổi được 2.247 ha đất lúa hiệu quả thấp (đạt 122,19% so với kế hoạch) sang trồng các loại cây hiệu quả kinh tế cao hơn như: cây bắp 1.592,5 ha; dưa hấu 170 ha; các loại rau 299,7 ha; hoa 6 ha; đậu 53 ha; khoai lang 4 ha; dâu tằm 42 ha; cây khác 79,8 ha, tập trung phần lớn tại các huyện Đơn Dương, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Hiệu quả kinh tế chuyển đổi sang trồng rau, đậu các loại tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà mang lại hiệu quả kinh tế cao với doanh thu cao gấp 3 - 4 lần/năm so với trồng lúa; tại 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên chuyển sang cây bắp, rau, dưa hấu đạt doanh thu cao gấp 2-3 lần/năm. Đặc biệt, đối với chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm như cà phê, dâu tằm… đến giai đoạn kinh doanh ổn định với doanh thu tăng cao gấp 1,5 - 2 lần/năm. 

Chuyển đổi trồng các loại rau ngắn ngày cũng góp phần đem lại thu nhập ổn định cho các hộ sản 

Kết quả chuyển đổi trong năm 2021 đã tăng đáng kể diện tích và sản lượng các loại cây trồng chủ lực trên toàn tỉnh Lâm Đồng so với năm 2020 như: Tổng sản lượng cà phê gần 528.000 tấn, tăng 2,2%; cây dâu tằm 9.544 ha với sản lượng 239.243 tấn (tăng 3,4% về diện tích và 29,8% sản lượng); cây ăn quả 29.352 ha, sản lượng 235.941 tấn (tăng 20% diện tích và 30,2% sản lượng); cây mắc ca 6.904 ha, sản lượng 3.946 tấn (tăng 42,0% về diện tích và tăng 14,7% sản lượng).

Nhằm tăng cường chuyển đổi canh tác có hiệu quả, cũng như hướng đến mục tiêu hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, năm 2022 đặt mục tiêu chuyển đổi 4.277 ha cây trồng kém hiệu quả, góp phần đưa diện tích canh tác có giá trị dưới 50 triệu đồng/ha/năm xuống còn 45.220 ha, tương ứng tỷ lệ dưới 15,1% diện tích canh tác toàn tỉnh Lâm Đồng. 

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tiếp tục rà soát, đánh giá diện tích canh tác cây trồng giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha/năm đến từng thôn, bản của các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại theo cây trồng và điều kiện sản xuất của từng nông hộ để xây dựng phương án chuyển đổi canh tác gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2022 – 2025.

Đồng thời, chú trọng phát triển các chủng loại cây ăn quả chất lượng cao thông qua trồng xen tại các vườn cây công nghiệp như cây cà phê, điều và trồng thử nghiệm một số giống ăn quả mới để cải tạo vườn tạp, nhân rộng trong sản xuất. Tăng cường áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm; tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi và chú trọng khâu xử lý sau thu hoạch để tạo sản phẩm đồng nhất về chất lượng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

 

 

Ngọc Linh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline