Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/07/2025 22:07

Tin nóng

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

Thứ ba, 22/07/2025

Chuyển biến rõ nét trong bảo vệ môi trường tại Bến Tre

Chủ nhật, 29/06/2025 05:06

TMO - Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã có nhiều điểm tích cực. Các chương trình, mô hình bảo vệ môi trường được địa phương triển khai đồng bộ, huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống và hướng tới phát triển kinh tế xanh hiệu quả.

Hiện nay, Bến Tre đã và đang triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Địa phương tập trung phát triển các mô hình phân loại rác tại nguồn, xây dựng tuyến đường xanh – sạch – đẹp và huy động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở khu dân cư. Song song đó, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải, xử lý chất thải nguy hại tại các khu, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất được thực hiện nghiêm túc, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

Bến Tre cũng chú trọng bảo vệ hệ sinh thái ven biển và rừng ngập mặn thông qua các chương trình trồng cây, phục hồi diện tích rừng bị suy thoái, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu. Các hoạt động truyền thông, giáo dục môi trường được tổ chức thường xuyên trong trường học, khu dân cư, phát huy vai trò nòng cốt của đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

Với cách làm bài bản và sự vào cuộc đồng bộ, công tác bảo vệ môi trường tại Bến Tre đang dần trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Trên địa bàn Bến Tre hiện có 2 khu công nghiệp, tất cả đều có đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường (BVMT). Các khu công nghiệp đều có lắp đặt các trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục để giám sát chất lượng nước thải sau xử lý.

Theo thống kê năm 2024, tổng khối lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp thông thường phát sinh tại các khu công nghiệp là 358.464 tấn/năm, tương đương 982 tấn/ngày. Khối lượng rác thải nguy hại phát sinh là 2.026 tấn/năm, tương đương 5,6 tấn/ngày.

Hiện nay, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đi vào hoạt động đều đã thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép môi trường. Các loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại đều được phân loại và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý theo quy định về quản lý rác thải. Đồng thời, tỉnh có 4 cụm công nghiệp đang hoạt động. Rác thải phát sinh tại các cơ sở trong cụm công nghiệp cũng được các cơ sở hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý.

Công tác vệ sinh môi trường được các lực lượng trên địa bàn Bến Tre tích cực triển khai. 

Bến Tre còn có 57 làng nghề, trong đó 39 làng nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 18 làng nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Với tính chất của các làng nghề là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, nên lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không nhiều. Do đó, các hộ gia đình tự chi trả chi phí thu gom rác thải cho đơn vị thu gom để đưa về cơ sở xử lý. Đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, theo thống kê năm 2024, tổng khối lượng phát sinh trên địa bàn tỉnh là 424.320 tấn/năm, tương đương 1.163 tấn/ngày.

Trong đó, khối lượng phát sinh tại khu vực đô thị là 116.405 tấn/năm, tương đương 319 tấn/ngày; khu vực nông thôn là 307.915 tấn/năm, tương đương 843 tấn/ngày. Rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại các bãi rác tập trung, tại nhà máy xử lý rác và khối lượng tự thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là 368.195 tấn/năm, tương đương khoảng 1 nghìn tấn/ngày. Trong đó, khối lượng được thu gom khu vực đô thị đạt 96%, khu vực nông thôn là 83%.

Đánh giá về công tác triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre cho biết, các chính sách và các quy định được xây dựng, ban hành, triển khai đồng bộ, cơ bản đảm bảo sự thống nhất với hệ thống pháp luật về BVMT của Trung ương và hài hòa với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về BVMT ngày càng được nâng cao, đa dạng bằng nhiều hình thức và có sự phối hợp chặc chẽ giữa các sở, ban, ngành tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và cơ quan báo đài, pháp luật BVMT đã được phổ biến đến toàn dân.

Đồng thời, các nhiệm vụ BVMT đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặc chẽ giữa các cấp, các ngành và địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Địa phương không để phát sinh cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Giải quyết kịp thời các vấn đề ô nhiễm nỗi cộm như: Rác thải tại các bãi chôn lấp rác tập trung của các huyện, tại nhà máy xử lý rác thải huyện Thạnh Phú, nhà máy xử lý rác thải Bến Tre, khắc phục được sự cố ô nhiễm môi trường tại bãi rác An Hiệp huyện Ba Tri.

Lực lượng đoàn viên, thanh niên cùng người dân tham gia vệ sinh môi trường ven sông. (Ảnh: HT). 

UBND tỉnh Bến Tre cũng đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động BVMT. Đặc biệt là công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; công tác thanh tra, kiểm tra công tác BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Triển khai các dự án, công trình BVMT và bố trí ngân sách thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý cơ sở dữ liệu môi trường, xử lý chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,...

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre thông tin, để tăng cường quản lý chất thải thời gian tới, tỉnh sẽ khẩn trương thực hiện có hiệu quả phương án tái cơ cấu, đầu tư Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre để sớm đi vào hoạt động trở lại, giải quyết dứt điểm các vấn đề về rác thải của tỉnh trong thời gian qua. Cùng với đó, xử lý ô nhiễm môi trường, cải tạo hoặc đóng cửa các bãi rác chôn lấp rác thải cấp huyện đã quá tải. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải nhằm đáp ứng lộ trình triển khai phân loại rác thải tại nguồn.

Đồng thời huy động các nguồn lực hợp pháp đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo đồ án quy hoạch xây dựng đô thị của tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật và tình hình thực tế địa phương, UBND tỉnh Bến Tre đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền, phổ biến và triển khai chính sách pháp luật bảo vệ môi trường đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân để tổ chức thực hiện.

Đồng thời, chỉ đạo rà soát, tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh ban hành các văn bản theo thẩm quyền để triển khai Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Những kết quả đạt được trong công tác BVMTthời gian qua cho thấy Bến Tre đang đi đúng hướng trong việc xây dựng địa phương xanh – sạch – bền vững. Từ việc nâng cao ý thức cộng đồng, phát triển các mô hình phân loại rác, đến quản lý chất thải, phục hồi hệ sinh thái và ứng phó biến đổi khí hậu, các hoạt động đều được triển khai đồng bộ, có trọng tâm và phát huy hiệu quả rõ rệt. Sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp cùng vai trò chỉ đạo của các cấp chính quyền đã tạo nên nền tảng vững chắc để công tác bảo vệ môi trường ngày càng lan tỏa sâu rộng.

 

 

Lê Tiến

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline