Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 04:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Chung sức vượt qua khó khăn, thích ứng an toàn, hiệu quả trong giai đoạn mới

Thứ ba, 07/12/2021 09:12

TMO - Về cơ bản, cuộc chiến ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Covid-19 bước đầu có nhiều tích cực, cơ sở để mở ra giai đoạn “bình thường mới” nhằm sớm phục hồi sản xuất, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ổn định đời sống nhân dân.

Tính đến ngày 06/12/2021, cả nước ghi nhận 1.317.468 ca nhiễm trong đợt dich thứ tư (từ 27/04), tổng số ca nhiễm (kể từ thời điểm đợt dịch đầu tiên xuất hiện vào đầu 2020) là 1.322.716 ca, trong đó có 1.010.407 người đã khỏi bệnh.

Doanh nghiệp đang áp dụng nhiều giải pháp chống dịch và sản xuất trong tình hình mới.

Nhìn tổng thể, tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Đây là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận rộng lớn của các tầng lớp nhân dân. Nhờ vậy công tác an sinh xã hội được giữ vững, đời sống của nhân dân trong vùng dịch về cơ bản được ổn định. Đến nay, đã có gần 20 nghìn doanh nghiệp với gần 2 triệu người lao động đang thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm” hoặc kết hợp cả “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm”…

Đây được cho là những thành công lớn khi Việt Nam áp dụng mục tiêu “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”. Tuy nhiên, những thành công bước đầu này không cho phép chúng ta chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bối cảnh tình hình dich bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt mới đây xuất hiện thêm biến chủng mới “Omicron”.

Từ tình hình đó, nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp, các địa phương vẫn là dồn sức chống dịch, thực hiện các biện pháp an toàn, thích ứng, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng nhân dân; gắn liền nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an dân, an sinh, trật tự an toàn xã hội. Như vậy, cả nước đang bước vào giai đoạn “bình thường mới”, càng đòi hỏi sự đồng thuận và quyết tâm cao độ; nuôi dưỡng ý chí tiếp tục vượt lên mọi khó khăn, thách thức trong tình hình mới.

Thông suốt nhận thức cần đi liền việc xây dựng các kịch bản cụ thể, khả thi trên cơ sở phù hợp thực tiễn từng địa phương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, địa bàn nhằm khắc phục tình trạng cát cứ, cục bộ, nhất là trong việc thực hiện kiểm tra y tế của những người có nhu cầu về quê, bảo đảm sự lưu thông các mặt hàng thiết yếu; thực hiện tốt hơn nữa các gói cứu trợ cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đi liền đó, ngành giáo dục có trách nhiệm chăm lo việc học hành cho hàng triệu học sinh, đề ra các biện pháp thích hợp từng địa bàn...

Cùng với nhiệm vụ chống dịch và phát triển kinh tế, cấp ủy và chính quyền các cấp cần đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, biểu dương và bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tăng cường tự phê bình và phê bình; trường hợp vi phạm nguyên tắc Đảng và pháp luật Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì đưa ra khỏi Đảng. Có như vậy, lòng tin của dân mới được củng cố và tăng cường. Đây chính là nguồn sức mạnh để chúng ta vượt qua những thử thách mới trong giai đoạn mới.

 

Lan Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline