Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Chú trọng quy hoạch, phát triển cây xanh đô thị

Thứ sáu, 16/12/2022 13:12

TMO - Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đang tăng cường chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh chỉnh trang đô thị xanh, sinh thái với mục tiêu xây dựng và định hướng thành phố Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên. Nhiều dự án, công trình quan trọng của thành phố được tỉnh phê duyệt và khởi công đầu tư xây dựng trước dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Với mục tiêu tạo diện mạo mới cho cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, UBND thành phố đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển cây xanh. Hằng năm, thành phố đều tiến hành rà soát, tiến hành trồng mới, trồng dặm hoặc trồng cây bổ sung ở các tuyến đường và công viên, lâm viên, hoa viên của thành phố... Nhờ vậy, diện tích cây xanh của thành phố đã tăng từ 6.292.908m2 năm 2015 lên mức 6.456.114m2 vào năm 2020, đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm là 1,31% và đến hết năm 2021 đã đạt 8,11m2/người và toàn thành phố là 17,4m2/người.

Nhân viên Công ty TNHH Cây Xanh Đắk Lắk đang phát cỏ chỉnh trang tại Quảng Trường trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh tư liệu: Lê Vỹ

Với tỷ lệ trên, TP. Buôn Ma Thuột hiện là một trong những thành phố có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước. Năm 2021, hưởng ứng chương trình 1 triệu cây xanh của Chính phủ, thành phố đã triển khai trồng được trên 6.000 cây xanh. Mục tiêu đến năm 2022 sẽ tiếp tục tăng thêm với những loài cây chủ đạo vùng đất Tây Nguyên như cây Sao đen, Giáng Hương, Cẩm lai, Muồng đen và cây Kơ Nia,....Nhằm xây dựng “Thành phố xanh” không chỉ ở đường phố, công viên mà điều này còn thể hiện tại khuôn viên các cơ quan, ban ngành, đơn vị và mỗi hộ dân, buôn làng. Đến các cơ quan Nhà nước mỗi khi xây mới, chỉnh trang phát triển độ thị xanh sinh thái đều luôn chú trọng giữ lại cây xanh cổ thụ và trồng thêm cây mới các khu vực vừa xây dựng. 

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nhiều công viên đã được xây dựng, nâng cấp, cải tạo, góp phần chỉnh trang đô thị, tạo diện mạo khang trang, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong cộng đồng, vui chơi giải trí cho người dân. Cụ thể thành phố đang khẩn trương thi công các công trình: Tiểu hoa viên cây xanh điểm dân cư trung tâm khu dân cư Km4 – Km5 phường Tân An (4,3ha); tiểu hoa viên cây xanh điểm dân cư đầu đường Tôn Đức Thắng – Ngô Gia Tự; Nâng cấp cải tạo Công viên Buôn Ma Thuột với tổng trị giá trên 21 tỷ đồng.

Nhân viên Công ty TNHH Cây Xanh Đắk Lắk đang cắt tỉa cây tại đường Nguyễn Tất Thành Thành phố BMT. Ảnh tư liệu: Lê Vỹ 

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng cho biết: “Để xây dựng thành phố xanh được như ngày nay, suốt nhiều thập kỷ qua, các thế hệ lãnh đạo của tỉnh, của thành phố đã luôn chú trọng và có tầm nhìn, có quy hoạch phát triển cây xanh một cách bài bản. Đến nay, tầm nhìn ấy đang tiếp tục được phát huy để xây dựng Buôn Ma Thuột xứng tầm là đô thị sinh thái, bản sắc và hiện đại theo Kết luận 67 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025, diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đến cuối nhiệm kỳ sẽ nâng lên 9m2/người. Đây là nhiệm vụ khó khi dân số ngày càng tăng trong khi quỹ đất công cộng và ngân sách hạn hẹp, nhưng thành phố tự tin sẽ đạt được với những chương trình, định hướng và triển khai từng bước một cách cụ thể.

Để phát triển đô thị Buôn Ma Thuột hợp lý, hài hoà, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc của vùng Tây Nguyên, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa và kỹ thuật hiện đại, thời gian tới, thành phố sẽ chú trọng triển khai các nhiệm vụ. Đối với khu phố cũ thực hiện việc chỉnh trang, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, tăng cường hệ thống cây xanh công viên, xây dựng hiện đại và bền vững các chức năng trung tâm công cộng. Mỗi góc phố, mỗi bồn hoa, công viên, quảng trường đều thể hiện triết lý phát triển xanh, hướng tới lợi ích cộng đồng.

Công viên Buôn Ma Thuột đang khẩn trương thi công dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12/2022.  

Đối với các khu đô thị mới xây dựng đô thị hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Duy trì và phát huy các buôn làng truyền thống trong đô thị để kết hợp tinh hoa của kiến trúc dân tộc truyền thống Tây Nguyên với môi trường sinh thái tự nhiên tạo thành khu đô thị hiện đại, đồng bộ có đặc trưng. Hạn chế việc san lấp, bố trí quỹ đất dạng nhà ống quá nhiều hay bố trí quỹ đất ít đối với các không gian sinh hoạt cộng đồng trong đô thị và trong từng khu dân cư như công viên cây xanh, hoa viên..., lập đề án bảo tồn tôn tạo các buôn làng đồng bào dân tộc, làng nghề truyền thống. Tạo những cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, phát huy kiến trúc truyền thống tại địa phương. Loại bỏ dần những công trình nhại cổ phương Tây, cổ điển phương Tây... để thành phố Buôn Ma Thuột giữ vững kiến trúc cảnh quan đậm đà bản sắc của vùng Tây Nguyên.

Với tầm nhìn chiến lược, quy hoạch bài bản và sự quan tâm đầu tư đúng mức của tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột đang dần được chỉnh trang, xây dựng phát triển đô thị sinh thái để xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Nhằm tạo ra không gian đáng sống cho người dân tại địa phương và thu hút du khách đến du lịch. 

 

 

Lê Vỹ 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline