Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 20:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tam Đường

Thứ năm, 25/08/2022 09:08

TMO - Những năm gần đây, việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sản lượng, giá trị kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 212,5ha đất nuôi trồng thủy sản, đạt 100% so với kế hoạch.

Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được biết đến là địa phương có địa bàn rộng, nguồn nước dồi dào. Những năm qua, người dân trên địa bàn huyện đã khai thác lợi thế địa hình đồi núi dốc, nhiều khe, suối, khí hậu quanh năm mát mẻ để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tại các xã như Bản Bo, Hồ Thầu, Sơn Bình đã phát triển các loại cá nước lạnh, đem lại giá trị kinh tế cao (cá hồi, cá tầm). 

Anh Giàng A Chìa ở bản Chu Va 8, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) là hộ có kinh tế phát triển nhờ nuôi cá nước lạnh. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu mát mẻ, nguồn nước suối trong sạch cùng với tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kĩ thuật chăm sóc, đàn cá của gia đình anh sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi năm gia đình anh Chìa xuất hơn 10 tấn cá, trừ các khoản chi phí cho thu nhập trên 300 triệu đồng. Từ nuôi cá nước lạnh kinh tế gia đình khá giả, có điều kiện lo cho các con ăn, học.

Anh Giàng A Chìa cho biết: Ngay từ khâu chọn giống cá được anh lựa chọn kỹ lưỡng, mua giống trực tiếp từ Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh thị xã Sa Pa. Anh nuôi trên 8.000 con cá hồi, cá tầm, theo anh Chìa những loại cá này cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Thực hiện chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, đây cũng là hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân huyện Tam Đường. 

Còn đối với gia đình anh Lù A Đường ở bản Tẩn Phủ Nhiêu, xã Bản Giang, thực hiện chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, năm 2021 anh Đường đã đào 6.000m2 ao để thả các loại cá như: trắm, chép, rô phi… Nhờ chăm sóc chu đáo, cùng với phòng bệnh cho cá đầy đủ, đàn cá lớn nhanh, mỗi năm thu được trên 5 tấn cá, đem lại thu nhập từ 90 - 100 triệu đồng”.

Được biết, hiện nay, trên địa bàn huyện Tam Đường có 26 cơ sở nuôi cá nước lạnh với tổng thể tích là 18.000m3. Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thủy sản thu hoạch được là 403 tấn, trong đó 78 tấn cá nước lạnh.

Để phát triển hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, những năm qua, cơ quan chuyên môn huyện Tam Đường đã phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, tập trung vào các loại cá phù hợp với khí hậu, nguồn nước của địa phương như: trắm, chép, rô phi… Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, đây cũng là hướng phát triển kinh tế bền vững cho nông dân trên địa bàn.

Xác định nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những hướng đi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian tới, huyện Tam Đường tiếp tục khuyến khích bà con mở rộng diện tích, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nuôi trồng thủy sản để góp phần tăng sản lượng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Có thể thấy, khai thác thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản đã giúp người dân trên địa bàn huyện Tam Đường có nguồn thu nhập ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước xây dựng quê hương Tam Đường ngày một giàu đẹp.

 

 

Thiên Trường - Kiều Hiếu 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline